Đặc điểm tuổi, giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép mỡ tự thân kiểu Coleman trong tạo hình tổ chức hốc mắt (Trang 88)

Nhóm nghiên cứu có 59 bệnh nhân, trong đó có 33 bệnh nhân nam chiếm 55,93%, 26 bệnh nhân nữ chiếm 44,07%. Sự khác biệt này có ý nghĩa

thống kê với p < 0,05. Bng 4.1. T l nam n ca các nghiên cu Tác giả Số BN Nam Nữ n Tỷ lệ % n Tỷ lệ% Trịnh Bá Thúc (2009) [83] 55 23 41,8 32 58,2 Nguyễn Thu Trang (2011) [78] 36 18 50,0 18 50,0 Park S.S. (2011) [9] 50 2 4,0 48 96,0 Phạm Ngoc Quý (2012) [80] 45 28 62,2 17 37,8 Nguyễn Thị Thu Tâm (2012) [98] 15 10 60,0 5 40,0 ChangY.C. (2012) [105] 31 6 19,35 25 80,65

Phạm Hồng Vân (2014) 59 33 55,93 26 44,07

Ở nghiên cứu của các giả khác tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn hẳn so với bệnh nhân nam. Có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Các tác giả này chủ yếu ghép mỡ điều trị trũng mi và bệnh nhân nữ có nhu cầu thẩm mỹ vùng mắt cao hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh

nhân nam cao hơn là do tỷ lệ cắt bỏ nhãn cầu do chấn thương gặp ở nam giới nhiều hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tuổi trung bình là 38,36 ± 1,99, trẻ nhất là 17 tuổi, cao nhất là 69 tuổi. Tỷ lệ nhóm tuổi dưới 30

cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi lớn hơn (bảng 3.1). Có 84,75% bệnh nhân ở

lứa tuổi lao động, là tuổi mà nhu cầu giao tiếp xã hội cao, nhu cầu tạo hình hốc mắt là bức thiết. Trên 60 tuổi có 9 bệnh nhân chiếm 15,25%. Tỷ lệ này

tương đương với kết quả của Trịnh Bá Thúc (2009) [83] là 76,4% tuổi lao

động, 12,7% trên 60. Bng 4.2. Tui bnh nhân ca các nghiên cu Tác giả Tuổi trung bình Thấp nhất Cao nhất Andeson O.A.(2008) [38] 47 41 57 Trịnh Bá Thúc (2009) [83] 38 15 78 Nguyễn Thu Trang (2011) [78] 33,53 17 65 Park S.K. (2011) [9] 24 67 Chang Y.C. (2012) [105] 52,2 23 70 Phạm Ngoc Quý (2012) [80] 31,16 ± 16,72 2 77

Nguyễn Thị Thu Tâm (2012)[98] 34 ± 9,6 20 50 Phạm Hồng Vân (2014) 38,36 ± 1,99 17 69

Tuổi bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tác giả trong nước và thấp hơn các tác giả nước ngoài. Đối tượng nghiên cứu của tác giả là ghép mỡ trẻ hóa vùng mắt nên tuổi trung bình cao hơn.

4.1.2. Tiền sử phẫu thuật nhãn cầu

Trong nghiên cứu có 59 bệnh nhân, trong đó có 31 bệnh nhân cắt bỏ

nhãn cầu chiếm 52,54%, 15 bệnh nhân múc nội nhãn và 13 bệnh nhân teo nhãn cầu. Về nguyên nhân, có 31 bệnh nhân do chấn thương chiếm 52,54%, 21 bệnh nhân là do viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn, viêm toàn nhãn,… chiếm 25,43%, 7 bệnh nhân do các nguyên nhân khác: glôcôm, bong võng mạc, u nội nhãn, …Các nghiên cứu của các tác giảtrong nước trước đây như Đỗ Văn Thạch (1977) [42], Hoàng Lũy (1978) [44], Nguyễn Huy Thúy (1981) [43], Nguyễn Huy Thọ (1995) [31] chỉ giới hạn trên bệnh nhân tổn

thương TCHM do vết thương chiến tranh. Gần đây đã có một số nghiên cứu ghép mỡ trung bì tạo hình độn sau múc nội nhãn, cắt bỏ nhãn cầu Trịnh Bá Thúc (2009) [83], Phạm Trọng Văn, Nguyễn Thu Trang (2011) [72], …Một số tác giả nước ngoài như Tahara S.(1989) [54], Kataev M.G. (2000) [48], Kim S.S. (2010) [8],… nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân cắt bỏ nhãn cầu sau ung thu võng mạc. Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có 13 bệnh nhân teo nhãn cầu. Như vậy là chỉ định phẫu thuật của chúng tôi trên đối

tượng bệnh nhân rộng hơn các tác giả trên.

Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tổn thương TCHM sau cắt bỏ

nhãn do chấn thương rất cao 23/59 bệnh nhân (38,98%). Theo các tác giả Việt Nam tỷ lệ tổn thương TCHM, CCĐ chiếm 50-60% tổng số cắt bỏ nhãn cầu

[31]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Tâm (2012) [98] tỷ lệ này là 53,3%. Phần lớn tổn thương TCHM là do cắt bỏ nhãn cầu không tiết kiệm kết mạc, không tạo mỏm cụt hốc mắt. Tuy nhiên ngay cả trên những mắt đã được

đặt khuôn hoặc mắt giả sớm vẫn có hiện tượng teo TCHM do quá trình diễn biến sinh học phức tạp của hốc mắt không nhãn cầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân có tiền sử múc nội nhãn độn bi silicon, sau một thời gian bi silicon thải loại. Có 2 bệnh nhân đã được ghép vạt nhánh trán 6 tháng và 12 tháng. Có 1 bệnh nhân tiền sử tạo hình cùng đồ30 năm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 60,87% bệnh nhân teo TCHM sau cắt bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn trên 5 năm (Biểu đồ 3.1). Có 8 BN (13,56%) trong nhóm nghiên cứu chưa được lắp mắt giả, 14 BN (23,73%) không lắp được mắt giả do CCĐ, 21 BN (35,59%) mắt giả không đúng kích

cỡ, 16 BN (27,12%) lắp mắt giảđúng kích cỡ (Biểu đồ 3.3). Trên những bệnh nhân trễ cùng đồ dưới, cạn một phần cùng đồ, teo TCHM nhiều, mắt giả thường được mài nhỏ, mỏng hoặc được đắp thêm nhựa làm răng giả. Những mắt giả này càng làm tổn thương thêm cùng đồ và trợt loét da mi, kết mạc. Vì thế, theo chúng tôi, bệnh nhân sau phẫu thuật nhãn cầu cần được kiểm tra hốc mắt định kỳđểđược tạo hình và thay mắt giả phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép mỡ tự thân kiểu Coleman trong tạo hình tổ chức hốc mắt (Trang 88)