Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Tinh sạch và nghiên cứu đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi tại Việt Nam (Trang 34)

5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án

1.2.2.Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cho đến nay, các enzyme được dùng nhi ều để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi và cho hiệu quả cao là các enzyme phân giải polysaccharide không phải tinh bột của lúa mỳ, lúa mạch, yến mạch. Các chất này được xem là các chất kháng dinh dưỡng, vì khi ở dạng hòa tan nó làm tăng độ dính trong ruột non của động vật, do đó làm giảm mức độ và tốc độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến từ các loại ngũ cốc chứa nhiều cellulose và glucan. Những thành phần này thường không được tiêu hóa triệt

để, làm tăng độ nhớt của dịch dạ dày. Do đó chúng đã hạn chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng, làm giảm khả năng tiêu hóa của động vật. Bổ sung - glucanase vào thức ăn sẽ làm tăng khả năng phân giải các hợp chất trên, giải phóng glucose và các oligosaccharide, làm giảm độ nhớt, tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa thức ăn [22].

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung glucanase độc lập hoặc kết hợp với các enzyme khác vào thức ăn chăn nuôi làm tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng và giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi. Omogbenigun và đtg (2004) cho thấy, khi bổ sung tổ hợp chế phẩm glucanase và một số enzyme khác (amylase, invertase, protease, phytase, xylanase) xử lý thức ăn cho lợn con 25 ngày tuổi có tác dụng nâng cao khả năng tiêu hóa so với đối chứng là khẩu phần cơ sở không bổ sung enzyme như sau: khả năng tiêu hóa tinh bột tăng 86,7-94,2%, các polysaccharide khác tăng 10,1-17,6%, phytate tăng 59-70% [133].

Tiềm năng ứng dụng to lớn của glucanase trong chăn nuôi đã thu hút sự quan tâm của nhiều công ty chế biến thức ăn gia súc và gia cầm. Một số chế phẩm là tổ hợp các enzyme khác nhau có thể kể đến như: Rovazyme G2 (DSM Nutritional Products Ltd, Thụy Sỹ) là tổ hợp của 3 loại enzyme (cellulase, β- glucanase và xylanase); Roxazyme G (DSM Nutritional Products Ltd, Thụy Sỹ) là tổ hợp của 7 loại enzyme (cellulase, glucanase, protease, amylase, pectinase, xylanase và hemicellulase); Natugrain (tập đoàn BASF, Đức) là hỗn hợp của endoxylanase và endoglucanse; Rhodizyme-CF (Rampart-Power Bangladesh Ltd) là tổ hợp của 5 loại enzyme (cellulase, amylase, protease, lipase và pectinase). Chế phẩm SSF của Mỹ hiện đang bán tại thị trường Việt Nam là tổ hợp của 6 loại enzyme: β-glucanase (200 BGU/g), phytase (1000 PU/g), α- amylase (30 FAU/g), pectinase (4000 AJDU/g), protease (700 HUT/g) và xylanase (100 XU/g) [3].

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ứng dụng enzyme trong chăn nuôi như: Chu Thị Thanh Bình và đtg (2002) đã nghiên cứu ứng dụng các chủng nấm

men trong chế biến bã thải từ hoa quả giàu chất sơ làm thức ăn cho gia súc. Còn hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về tác động của các enzyme nhập khẩu lên sự sinh trưởng của vật nuôi [2].

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Tinh sạch và nghiên cứu đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp từ nấm sợi tại Việt Nam (Trang 34)