Quy tắc nhân xác suất

Một phần của tài liệu TỔ hợp và xác SUẤT PHAN LUU BIEN (Trang 38)

D. Hướng dẫn giải hay đáp số

c)Quy tắc nhân xác suất

Cho hai biến cố A và B độc lập với nhau thì ta có : P(AB) = P(A).P(B)

Một cách tổng quát : : Cho k biến cố A1 , A2 , . . . , Ak độc lập với nhau thì ta có P(A1A2. . . Ak ) = P(A1).P(A2). . . . P(Ak)

B. Giải toán

Dạng 1 :Nhận biết biến cố hợp,biến cố xung khắc,biến cố đối,biến cố giao,biến cố độc lập

Ví dụ 1 : Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 11 D trường LHP.Gọi A là biến cố “Bạn đó là học sinh giỏi Văn “ và B là biến cố “ Bạn đó là học sinh giỏi ngoại ngữ Anh Văn “

a) A và B có phải là hai biến cố xung khắc hay không? b) Biến cố A ∪B là gì ?

Giải

a) A và B là 2 biến cố không xung khắc vì một học sinh có thể vừa giỏi Văn hoặc vừa giỏi Anh Văn

b) Biến cố A ∪B là “ Bạn đó là học sinh giỏi Văn hoặc giỏi Anh Văn”

Ví dụ 2 : Môt hộp đựng 2 bi xanh, 3 bi đỏ và 4 bi vàng.Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi . Gọi A là biến cố “Chọn được 2 bi xanh” , B là biến cố “ Chọn được 2 bi đỏ và C là biến cố “ Chọn được 2 bi vàng”

a) Các biến cố A,B,C có đôi một xung khắc không? b) Biến cố “ Chọn được 2 viên bi cùng màu là?

c) Hai biến cố E “ chọn được 2 bi cùng màu “ và F “ chọn được 2 bi khác màu là 2 biến cố gì?

Giải

a) Các biến cố A,B,C đôi một xung khắc

b) Biến cố A∪ ∪B Clà “ chọn được 2 viên bi cùng màu

Ví dụ 3 : Gieo một con súc sắc liên tiếp hai lần .Gọi A là biến cố “lần gieo thứ nhất được số chẵn”,B là biến cố “lần gieo thứ hai được số lẻ” .

a) Hai biến cố A và B độc lập không? b) Giao của hai biến cố A và B là biến cố gì? Giải

a) Hai biến cố A và B độc lập vì việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố A không làm ảnh hưởng tới việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố B b) Giao của hai biến cố AB là biến cố “ lần gieo thứ nhất được số chẵn và lần gieo thứ hai được số lẻ”

Dạng 2 : Dùng quy tắc cộng xác suấtP A( ∪B)=P A( )+P B( ) với A và B là hai biến cố xung khắc

Một phần của tài liệu TỔ hợp và xác SUẤT PHAN LUU BIEN (Trang 38)