1. Kiến nghị
1.1. Đối với Đảng, Nhà nước
- Xuất phát từ quan điểm của Đảng: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Do vậy Đảng và Nhà nước cần đầu tư cho lĩnh vực này, đó là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
- Cần ban hành Nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước theo Cương lĩnh phát triển đất nước hiện nay.
- “Nghề y là một nghề đặc biệt”, Đảng và Nhà nước cần có chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt, đặc biệt quan tâm tới đội ngũ CBTY cơ sở.
1.2. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
- Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có nhân lực ngành y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở.
- Xây dựng chính sách cụ thể của tỉnh để tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ y tế, trong đó có y tế tuyến cơ sở. Bổ sung tổng chỉ tiêu biên chế cho ngành y tế đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế các tuyến, trong đó ưu tiên cho huyện miền núi, khó khăn, huyện xa trung tâm tỉnh lỵ.
- Có chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ y tế có trình độ cao làm việc lâu dài tại tỉnh và huyện.
- Tăng mức đầu tư phát triển cho ngành y tế trong tổng chi ngân sách của tỉnh ở mức 7-10% hàng năm.
1.3. Đối với Sở Y tế Vĩnh Phúc
- Hàng năm cần tuyển dụng đủ biên chế viên chức y tế cả về số lượng và cơ cấu, trong đó ưu tiên cho huyện miền núi.
- Định kỳ và thường xuyên thăng hạng viên chức phù hợp với trình độ đào tạo và ngạch viên chức trong ngành y tế.
- Thực hiện chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến tình về tuyến cơ sở theo Quyết định số 14/QĐ-CP của Chính phủ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo CBYT bằng nhiều hình thức, trong đó tiếp tục đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo hình thức cử tuyển cho tuyến cơ sở.
1.4. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ CBYT cơ sở; quan tâm phát triển đảng viên trong cán bộ, viên chức ngành y tế.
- Xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ y tế có trình độ cao làm việc lâu dài tại tuyến huyện và tuyến xã; trong đó quan tâm đến bố trí đất ở, nhà công vụ, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ mới tuyển dụng.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho trạm y tế tuyến xã để CBYT cơ sở có điều kiện làm việc tốt nhất. Phấn đấu đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
2. Kết luận
Nguồn nhân lực y tế nói chung và nhân lực y tế cơ sở nói riêng có vai trò tiên quyết trong việc thực hiện chủ trương, đường lối và mục tiêu của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 là một đề án có tính cấp thiết và mang tính
chiến lược, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới theo hướng chuẩn hoá đội ngũ CBYT.
Đề án này được thực hiện sẽ góp phần quan trọng để đội ngũ CBYT cơ sở có đủ về số lượng và cơ cấu; đảm bảo chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân; có trình độ quản lý, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân huyện nhà trong tình hình mới theo hướng công bằng và hiệu quả, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch.
Để đề án đi vào cuộc sống và đạt kết quả cao, xin đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản và những yêu cầu về trách nhiệm, kinh phí thực hiện trên cơ sở tình huống thực tiễn của công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ Công an tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020. Và hệ thống giải pháp của đề án đề xuất chỉ có thể có giá trị thực tiễn nếu như các chủ thể thực hiện đề án có thể phối hợp và thực hiện tốt vai trò của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, ngày 23 tháng 02.
2. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 43-KL/TƯ ngày 1/4/2009 về 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết sơ 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
3. Bộ Y tế (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế, ngày 25 tháng 8.
4. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BYT-BNV của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, ngày 05 tháng 6.
5. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư 02/2008/TTLT-BYT-BNV
quy định tự chủ về biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có các đơn vị của y tế cơ sở.
6. Bộ Y tế (2008), Chỉ thị 06/2008/CT-BYT về chấn chỉnh chất lượng đào tạo nhân lực của các trường đại học, cao đẳng khối Y, Dược.
7. Bộ Y tế (2008), Thông tư 07/2008/TT-BYT quy định về chương trình, tài liệu dạy học và công tác quản lý đào tạo liên tục trong ngành Y tế trong đó yêu cầu về thời gian đào tạo liên tục bắt buộc/năm đối với cán bộ y tế có cả cán bộ tuyến y tế cơ sở.
8. Bộ Y tế (2008), Quyết định 1816/2008/QĐ-BYT quy định về đào tạo, chuyển giao công nghệ và đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.
9. Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ngày 30 tháng 6.
10. Chính phủ (2012), Quyết định số 113/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, ngày 20 tháng 01.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
12. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12, ngày 13 tháng 11.
13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật Viên chức số 58/20108/QH12, ngày 15 tháng 11.
14. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Nghị quyết số 06-NQ/TW về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 7 .
15. Trung tâm Y tế Lập Thạch (2014), Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch y tế giai đoạn 2010-2015, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020, Vĩnh Phúc.
16. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 2266/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 12 tháng 8.
17. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 4110/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 12.
18. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 2662/QĐ-UBND về việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện Lập Thạch thành Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, ngày 01 tháng 10.
19. UBND huyện Lập Thạch (2014), Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020.