PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN VIÊN PHÒNG ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của phòng đào tạo cơ sở 2 của trường ĐH Công nghiệp (Trang 31)

5. Phụ trách công tác liên kết đào tạo:

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN VIÊN PHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG ĐÀO TẠO

Sau một thời gian thực tập, được quan sát, phân tích hoạt động của phòng Đào tạo cũng như phần lớn thời gian đi sâu vào phân tích các hoạt động chính của chuyên viên phòng Đào tạo, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:

Chúng tôi nhận thấy công việc của một chuyên viên phòng Đào tạo rất đa dạng, để hoàn thành tốt điều đó thì chuyên viên phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó còn phải nắm vững những kiến thức về pháp luật, quy chế đào tạo, nội quy cơ quan, vận dụng linh hoạt vào công việc để đạt được kết quả cao. Đánh giá một cách tổng quát, tuy là một chuyên viên phòng Đào tạo nhưng 4 chức năng cơ bản của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và các yếu tố quan trọng, cần thiết của người quản lý đều được người chuyên viên vận dụng để xử lý công việc. Với đặc thù là sinh viên ngành QLGD, xin được đánh giá những ưu nhược điểm của người chuyên viên.

1. Ưu điểm:

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, làm việc khoa học, có tính kế hoạch cao. Điều này được thể hiện rõ trong mọi công việc mà cụ thể, người chuyên viên đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả phòng trong 1 tháng, kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy…Các công việc quan trọng đều được lập kế hoạch với tầm nhìn đủ lớn, đủ bao quát, điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết của bất kỳ một chuyên viên, một cán bộ nào.

- Có phong cách làm việc linh hoạt, chủ động, độc lập nhưng khả năng phối hợp với các bộ phận khác trong công việc là khá tốt. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo, chuyên viên đã chủ động, độc lập để giải quyết các vấn đề phát sinh, kịp thời báo cáo lên cấp trên. Tuy nhiên khi giải quyết nhiều công việc mang tính chất phức tạp

chuyên viên đã phối hợp với đồng nghiệp và các bộ phận khác một cách hợp lý và đạt được mục tiêu đề ra.

- Sử dụng tốt những kỹ năng mềm trong các công tác đối ngoại, tác nghiệp, tiếp xúc với HSSV và đồng nghiệp đạt được kết quả cao. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu của một nhà quản lý.

- Luôn hòa đồng, thân thiện, tạo được môi trường làm việc thoải mái, tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

- Làm việc một cách nghiêm túc, tuân thủ, chấp hành mọi quy định, quy chế, nội quy của nhà trường. Đây là một trong những điều quan trọng với 1 cán bộ làm việc trong môi trường Quân đội.

Nhìn chung, đã hoàn thành những nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên và các hoạt động mang tính đột xuât, giải quyết công việc phát sinh một cách khoa học, đảm bảo công việ đúng tiến độ.

2. Hạn chế:

Tuy nhiên, do số lượng chuyên viên ít mà công việc có nhiều nên còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Quá trình giải đáp thắc mắc củass HSSV nhiều khi còn chưa thỏa đáng, tồn tại một số sai sót, đôi khi do áp lực công việc chuyên viên còn có những thái độ không tích cực trong quá trình giải đáp cho HSSV.

- Đôi khi còn qua ôm đồm công việc, quá coi trọng việc tuân thủ các bước thực hiện công việc.

- Sự thoải mái trong phong cách làm việc đôi khi đã tạo ra sự xuề xòa, bỏ qua những vi phạm nhỏ.

3. Bài học:

Qua lần thực tập này, được tiếp xúc trực tiếp với công việc của chuyên viên phòng Đào tạo, được quan sát trực tiếp 1 người cán bộ quản lý, chúng tôi có cơ hội tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá, có những cái nhìn mới cho công việc của mình sau này:

- Đầu tiên, mỗi người quản lý phải biết tự lập kế hoạch làm việc cho bản thân. Bất cứ một công việc gì cũng phải được chú trọng từ khâu lập kế hoạch.

- Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc và trong quản lý. - Một trong những yếu tố quan trọng để trở thành nhà quản lý giỏi là kỹ năng mềm, vì vậy bản thân mỗi người phải cố gắng rèn luyện kỹ năng cho bản thân ngay từ bây giờ, nhất là kỹ năng giao tiếp và đàm phán.

- Mỗi công việc được lên kế hoạch đều cần được hoàn thiện ngay từ khâu chuẩn bị.

- Là người cán bộ quản lý cần phải biết cách phân công công việc rõ ràng, đúng trách nhiệm và quyền hạn.

Để nền giáo dục Việt Nam phát triển bền vững, trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình. Nhận thức được điều này, trong qua trình thực tập cơ sở, chúng tôi luôn tận dụng những cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm ban đầu, so sánh, đối chiếu lý thuyết, kiến thức về quản lý đã được học để từ đó đưa ra những kết luận xát thực. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi nhận ra những mặt tích cực của bản thân để tiếp tục phát huy, những mặt hạn chế để sửa chữa và hoàn thiện mình. Đợt thực tập có giá trị định hướng lớn cho bản thân mỗi SV chúng tôi, bước đầu hình dung được công việc sau này của bản thân, những kiến thức, kỹ năng cần thiết cần bổ sung, hoàn thiện.

PHỤ LỤC

1. Kế hoạch giảng dạy học kỳ I năm 2010-1011 hệ trung cấp K 35 2. Tiến độ đào tạo học kỳ I khóa k36 - trung cấp kinh tế cơ sở 2. 3. Thời khóa biểu học kỳ I năm học 2010- 1011 hệ trung cấp k 35

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của phòng đào tạo cơ sở 2 của trường ĐH Công nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w