Kế toán dự phòng phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP (Trang 37 - 38)

Đối với các doanh nghiệp lớn, khối lượng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhiều thường có số lượng nợ phải thu lớn phát sinh trong quan hệ thanh toán, do đó có thể phát sinh nợ phải thu khó đòi vì khách nợ không có khả năng trả kịp thời, đầy đủ hoặc vì lý do nào đó khách nợ không còn khả năng thanh toán.

Trong chế độ tài chính doanh nghiệp hiện nay, Nhà nước cho phép doanh nghiệp được lập dự phòng thiệt hại nợ phải thu khó đòi. Để phản ánh tình hình lập và sử dụng các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng: TK 139- Dự

phòng phải thu khó đòi.

Kết cấu cơ bản của TK này như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý

- Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán

Bên Có:

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí.

Số dư bên Có:

- Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ

Sơ đồ 12: Kế toán dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Thuế, phí, lệ phí TK 333 TK64 TK139 TK642 (1) (2) TK711 TK111 TK131, 138 (4) (3)

(1) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập BCTC (nếu số cần trích lập năm tới lớn hơn số dự phòng còn lại).

(2) Hoàn nhập phần chênh lệch (số dự phòng cần lập cho năm tới nhỏ hơn số dự phòng còn lại của năm nay) vào cuối niên độ kế toán trước khi lập BCTC.

(3) Số nợ phải thu được xác định là không đòi được, đã xử lý xóa sổ trong kỳ. (4) Khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, sau đó lại thu hồi được nợ. Đồng thời ghi Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP (Trang 37 - 38)