Sơ bộ phân loại các chủng xạ khuẩn phân lập được từ đất tại Đà Lạt. Sử dụng khóa phân loại xạ khuẩn của Waksman (1961).
2.3.7.1. Phân loại dựa vào đặc điểm khuẩn lạc xạ khuẩn
Các chủng xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa Gause 1.
Mô tả các đặc điểm: tốc độ phát triển (đo đường kính khuẩn lạc), màu sắc mặt trên và mặt dưới của khuẩn lạc, sự biến đổi màu sắc khuẩn lạc trong quá trình nuôi cấy, sự biến đổi màu sắc môi trường trong quá trình nuôi cấy (các sắc tố được xạ khuẩn sản sinh ra trong quá trình nuôi cấy), dạng hệ sợi, hình dạng của xạ khuẩn (bông, xốp, mịn, xù xì…).
2.3.7.2. Phân loại dựa vào đặc điểm hình thái xạ khuẩn
• Phương pháp làm tiêu bản phòng ẩm: nuôi cấy các chủng xạ khuẩn trên lam
kính.
Cắt một miếng thạch Gause 1 mỏng đặt lên lam kính. Dùng que cấy móc cấy xạ khuẩn lên 4 điểm trên miếng thạch, đậy lamen lên. Đặt lam kính vào trong đĩa petri có
sẵn bông thấm nước để tạo độ ẩm. Nuôi cấy ở nhiệt độ 29oC ± 1oC trong 5 – 7 ngày.
Tiến hành quan sát đặc điểm hình thái xạ khuẩn dưới kính hiển vi.
Nhận xét đặc điểm hình thái hệ sợi, cấu tạo và hình dạng bào tử, cuống bào tử.
• Phương pháp nhuộm Gram:
Đây là phương pháp thực nghiệm nhằm phân biệt các loài vi khuẩn thành 2 nhóm (Gram dương và Gram âm) dựa trên các đặc tính hoá lý của thành tế bào.
Các bước thực hiện:
- Làm tiêu bản mẫu cần nhuộm. - Cố định mẫu bằng ngọn lửa đèn cồn.
- Dùng thuốc nhuộm tím gentian nhuộm mẫu trong 1 phút. - Rửa nước tối đa 5 giây.
- Thêm dung dịch Lugol trong 1 phút. - Rửa bằng cồn trong 10 giây.
- Phủ lên mẫu với ethanol 70o vài lần cho đến khi không xuất hiện thêm màu
trong mẫu (khoảng 1 phút). Dung dịch này sẽ rửa sạch thuốc nhuộm kiềm không kết gắn, vi khuẩn Gram dương giữ lại màu tím, còn vi khuẩn Gram âm mất màu.
- Rửa nước.
- Nhuộm tiếp với fuchsin trong 1 phút. - Rửa qua nước. Để khô.
Tiến hành quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính x100. Đọc kết quả:
- Vi khuẩn Gram (+) màu tím. - Vi khuẩn Gram (-) màu hồng.