Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số xạ khuẩn có khả năng kháng khuẩn và phân giải cellulose (Trang 28)

2.3.6.1. Phương pháp thỏi thạch

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường Gause 1 trong đĩa petri trong vòng 7 ngày.

Tiến hành nuôi cấy 2 chủng vi sinh vật kiểm định (E. coli và Bacillus subtilis)

trong môi trường dinh dưỡng pH = 7,2 ở 37oC trong 24 giờ.

Cấy vào các đĩa môi trường chứa thạch dinh dưỡng 7,2 vi sinh vật kiểm định (E. coli và Bacillus subtilis).

Cắt một thỏi thạch chứa khuẩn lạc xạ khuẩn đặt vào đĩa petri đã cấy vi sinh vật kiểm định. Sau đó, để vào tủ lạnh 4 – 5 giờ cho chất kháng sinh khuếch tán vào môi

trường thạch. Nuôi cấy trong tủ ấm nhiệt độ 37oC.

Đọc kết quả sau 1 – 2 ngày [4].

Hoạt tính kháng khuẩn của xạ khuẩn được xác định dựa trên đường kính vòng vô khuẩn D – d (mm). Trong đó, D là kích thước vòng vô khuẩn, d là đường kính thỏi thạch.

2.3.6.2. Phương pháp pha loãng và cấy trải trên môi trường thạch

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường dịch thể Gause 1, lắc 220 vòng/phút trong vòng 7 ngày. Lọc để thu dịch kháng sinh thô.

Tiến hành nuôi cấy 2 chủng vi sinh vật kiểm định (E. coli và Bacillus subtilis)

trong môi trường dinh dưỡng pH = 7,2 ở 37oC trong 24 giờ.

Pha loãng dịch nuôi cấy đến nồng độ 10-7.

Bố trí 2 nghiệm thức thí nghiệm: - Nghiệm thức 1:

Cấy trải các vi sinh vật kiểm định vào các đĩa môi trường chứa thạch dinh dưỡng 7,2 không bổ sung dịch kháng sinh thô.

- Nghiệm thức 2:

Cấy trải các vi sinh vật kiểm định vào các đĩa môi trường chứa thạch dinh dưỡng 7,2 có bổ sung dịch kháng sinh thô của các chủng xạ khuẩn.

Sau đó, để vào tủ lạnh 4 – 5 giờ cho chất kháng sinh khuếch tán vào môi trường

thạch. Nuôi cấy trong tủ ấm nhiệt độ 37oC.

Đọc kết quả sau 1 – 2 ngày [4].

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn một số xạ khuẩn có khả năng kháng khuẩn và phân giải cellulose (Trang 28)