I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢOVỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954):
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 – 1954):
chế độ dân chủ nhân dân (1945 – 1954):
a. Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây ra nhiều cuộc khiêu khích, tàn
sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía
Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.
Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái
viên đi gặp phía Pháp để đàm pháp song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành
động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa hoãn không còn. Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Trong thời điểm lịch sử
phải quyết đoán ngay, hội nghịđã hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam.
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch
trên đất nước mình nên ta có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng
có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài ta sẽ có khả năng đánh thắng quân
xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ởtrong nước và tại Đông Dương không dễ khắc phục được ngay.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây
4 phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân,
đã chiếm đóng được 2 nước Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có
quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn là cơ sởđể Đảng
xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.