II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI:
a. Cơ sở hình thành đường lối:
Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từđổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Phải tập trung đổi mới kinh tế trước hết vì có
đổi mới thành công về kinh tế mới tạo được điều kiện cơ bản để giữ vững ổn định chính trị - xã hội và tiến hành đổi mới hệ thống thuận lợi. Mặt khác, nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại. Hệ thống chính trị được
đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế.
Như vậy, một cơ sở của đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu chuyển đổi từ
thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội là một nguyên tắc của đổi mới, không giữ được ổn định thì không thể đổi mới thành công. Trong đổi mới kinh tế và đổi mới chính trịở nước ta đều phải giải quyết mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Do đó đổi mới hệ thống chính trị còn xuất phát từ nhu cầu phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Một cơ sở đểđổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu phát huy dân chủ. Dân chủ
thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Phải đổi mới toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị để xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Để đổi mới thành công, tất yếu phải mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị phù hợp.