Về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thử nghiệm tác dụng kích thích miễn dịch của pidotimod sản xuất tại việt nam trên động vật thí nghiệm (Trang 36)

Sử dụng CY làm giảm đáng kể hầu hết tất cả các chỉ số dùng trong nghiên cứu này, gây ra sự khác biệt đáng kể đối với nhóm đối chứng sinh học. Điều này giúp đánh giá rõ ràng hơn tác dụng của Pidotimod trên hệ thống miễn dịch.

Về trọng lượng chuột, CY gây ức chế miễn dịch, ức chế sự tăng sinh của hầu hết các tế bào, đặc biệt là tế bào tủy xương và tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, do đó gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và các mô, cơ quan khác. Qua quan sát, cho thấy, các lô chuột có sử dụng CY các phản ứng thường ngày chậm chạp hơn, thường nằm tập chung một chỗ, ít hoạt động và ăn ít hơn so với lô chứng sinh học, một số chuột còn có biểu hiện tiêu chảy ở những ngày cuối của đợt dùng thuốc. Có lẽ vì vậy mà khối lượng chuột ở những nhóm này giảm nhiều so với ban đầu, nhất là lô chứng âm, trong khi lô chứng sinh học, khối lượng chuột vẫn tăng sau 13 ngày điều trị. Các lô sử dụng pidotimod có trọng lượng trung bình tăng so với lô chứng âm, tuy nhiên, mức tăng này chưa trở về con số ban đầu trước khi gây bệnh và cũng thấp hơn rõ rệt so với lô chứng sinh học, có thể do thời gian sử dụng ngắn nên chưa đạt được mức ban đầu. Chứng tỏ, pidotimod ở cả 2 mức liều có tác động lên trọng lượng chuột.

Về trọng lượng lách tương đối, lô chứng âm có giá trị lớn nhất, còn lô chứng sinh học có giá trị bé nhất, tức là CY làm tăng trọng lượng lách tương đối ở chuột nhắt trắng. Lách được cấu tạo bởi tủy trắng và tủy đỏ. Trong đó tủy đỏ chiếm 4/5 khối lượng lách, là “mồ chôn” của các tế bào hồng cầu già hay tổn thương và các mảnh tế bào chết. CY làm suy giảm miễn dịch nên con vật dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...) và tăng số lượng các tế bào chết. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng khối lượng lách ở những lô dùng CY. Tủy trắng chính là nơi chứa các nang lympho nhưng chỉ chiếm khối lượng bé (1/5 khối lượng lách) nên CY có làm giảm trọng lượng lách thì cũng không rõ ràng. Do đó nên tiến hành giải phẫu tuyến lách để quan sát sự thay đổi của phần tủy trắng, từ đó đánh giá chính xác hơn ĐƯMD của cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, điều đó không được thực hiện trong nghiên cứu này, đó cũng là một trong những thiều sót cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo. Đối với chỉ số này, pidotimod ở các liều cũng làm hạn chế mức tăng trọng lượng để đưa về giá trị so sánh. Mặc dù, ở liều 200 mg/kg mức giảm này không có ý nghĩa thống kê nhưng

cũng có thể nói được rằng, pidotimod có ảnh hưởng đến trọng lượng tương đối của lách.

Về trọng lượng tuyến ức tương đối, nhóm chứng âm có giá trị thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng sinh học, chứng tỏ CY làm teo nhỏ cơ quan lympho này. Tuyến ức là cơ quan lympho trung ương, là nơi chín và biệt hóa của lympho T. Tuyến ức teo nhỏ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, đặc biệt là dòng bạch cầu lympho T và đáp ứng tạo kháng thể phụ thuộc tế bào T (T-dependent antibody response) của dòng tế bào lympho B. Các lô sử dụng pidotimod có khối lượng tuyến ức lớn hơn đáng kể so với lô chứng âm và có sự khác biệt không đáng kể so với lô chứng sinh học. Có thể giải thích rằng, pidotimod làm hạn chế quá trình apoptosis (chết theo chương trình) của các tế bào tuyến ức gây ra bởi CY. Kết quả này cũng được báo cáo trước đây, khi ủ tế bào tuyến ức với các tác nhân gây ra hiện tượng apoptosis như Ca++

- ionophores A23187, genistein, IL-2, … và pidotimod; sau đó định lượng sự phân mảnh ADN. Các kết quả đều thể hiện, pidotimod có khả năng bảo vệ các tế bào tuyến ức khỏi hiện tượng phân mảnh ADN gây ra bởi các tác nhân trên [25]. Như vậy, có thể nói rằng, Pidotimod ở cả 2 mức liều có tác dụng bảo vệ tuyến ức dưới tác dụng của CY, góp phần làm tăng ĐƯMD ở những cá thể bị suy giảm miễn dịch.

Về số lượng bạch cầu, cũng thấy rõ sự giảm bạch cầu ở lô chứng âm do sự ức chế tủy xương của CY. Ở các lô điều trị bằng pidotimod làm hạn chế đáng kể sự giảm này, dù chưa trở về mức bình thường như lô chứng sinh học. Có thể giải thích rằng, pidotimod có tác dụng ngăn chặn sự alkyl hóa ADN của các tế bào tủy xương của CY, bảo vệ các tế bào này khỏi hiện tượng chết theo chu trình nhằm duy trì chức năng của chúng trong hệ miễn dịch nói chung và hệ tạo máu nói chung. Cũng có thể, pidotimod tác động trực tiếp lên các tế bào bạch cầu để hạn chế sự alkyl hóa ADN của chính các tế bào này gây ra bởi CY.

Đối với chỉ số thực bào, đây là thông số quan trọng đánh giá chức năng của hệ thống lưới nội mô hay hệ thống các tế bào thực bào đơn nhân. Kết quả cho thấy, trị số này giảm một cách đáng kể ở lô sử dụng CY để gây suy giảm miễn dịch (chỉ

bằng 32% lô chứng sinh học). Có nghĩa là CY làm giảm độ thanh thải của carbon. Khi tiêm tĩnh mạch carbon vào trong máu, đây là một chất lạ đối với hệ miễn dịch. Khi đó hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân lạ này. Hệ thống các tế bào đơn nhân cũng vậy, chúng thực hiện chức năng bắt giữ các hạt carbon trong máu, do đó sẽ làm nồng độ carbon trong máu. Dựa vào kết quả trên ta thấy, nồng độ carbon trong máu của lô chứng âm giảm ít hơn (chỉ só thực bào thấp) so với các lô còn lại, chứng tỏ rằng, hoạt động của các tế bào đơn nhân của hệ thống lưới nội mô ở nhóm này có suy giảm. Ở các lô thử dùng pidotimod, chỉ số thực bào tăng đáng kể so với lô chứng âm đã chỉ ra rằng thuốc có tác dụng trên hệ thống lưới nội mô, kích thích hoạt động của các tế bào thực bào đơn nhân, chống lại các tác nhân lạ có hại cho cơ thể. Ở các nghiên cứu trước trên tác dụng của pidotimod, chỉ số thực bào của lô chứng âm, lô chứng sinh học, lô thử liều 200 mg/kg và 400 mg/kg lần lượt là 0,297 ± 0,0079; 0,363 ± 0,0266; 0,365 ± 0,0114; 0,365 ± 0,0119. Như vậy, chỉ số thực bào ở lô chứng âm bằng 98,07 % so với chứng sinh học (p < 0,05), và ở các lô thử dùng pidotimod làm tăng chỉ số thực bào lên 22,9 % so với chứng âm, đạt 100,55 % so với lô chứng sinh học [12]. Trong thử nghiệm này trên pidotimod sản xuất tại Việt Nam, chỉ số thực bào lô chứng âm chỉ bằng 32,08% so với chứng sinh học (p < 0,05), ở các lô sử dụng pidotimod (liều 200 mg/kg và 400 mg/kg, p.o.) tăng hơn so với chứng âm 117,65% và 111,16%, đạt 69,8% và 67,9% so với lô chứng sinh học. Sự khác biệt này có thể do việc sử dụng hóa chất khác nhau, tiến hành trong các môi trường và điều kiện khác (thử nghiệm trước dùng mực tàu với độ pha loãng là 0,32 ml mực : 1 ml nước muối và đo quang ở 640 nm). Có thể nói rằng, nếu càng bị suy giảm miễn dịch thì pidotimod kích thích làm tăng miễn dịch càng mạnh.

Về độ lệch chuẩn trong các kết quả của các chỉ số đánh giá: trong 5 chỉ số được nghiên cứu, đều cho độ lệch chuẩn khá cao. Có thể hiểu là, sự phân tán kết quả định lượng giữa các các thể trong cùng một nhóm khá lớn. Nói cách khác, đáp ứng đối với thuốc giữa các cá thể trong cùng một nhóm là khác nhau. Độ lệch chuẩn cao có thể do số lượng mẫu trong thử nghiệm tương đối ít (N = 8). Độ lệch chuẩn

cao, có khả năng dẫn đến sai số lớn trong thống kê, do sai số chuẩn được tính bằng công thức sau [4]:

Như vậy, có thể giảm sai số cho phép thống kê bằng cách tăng số lượng mẫu lên nhiều lần. Vì một số lý do mà nghiên cứu này chưa thực hiện được với cỡ mẫu lớn hơn, hy vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ thực hiện được điều này để kết quả có ý nghĩa hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Thử nghiệm pidotimod ở hai mức liều 200 mg/kg và 400 mg/kg ở chuột nhắt trắng, thu được những kết quả sau:

- Pidotimod ở cả hai mức liều đều làm tăng trọng lượng chuột so với lô chứng âm: lô dùng liều 200 mg/kg tăng 12,9% (p < 0,05), lô dùng liều 400 mg/kg tăng 4,2% (p > 0,05). Lô dùng pidotimod liều 200 mg/kg làm tăng trọng lượng chuột so với lô chứng âm có ý nghĩa thống kê.

- Lô chuột dùng pidotimod liều 400 mg/kg làm giảm trọng lượng lách tương đối 28% so với lô chứng âm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), lô dùng liều 200 mg/kg, làm giảm 15% trọng lượng lách tương đối so với lô chứng âm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Trọng lượng tuyến ức tương đối của lô pidotimod liều 200 mg/kg và 400 mg/kg lần lượt tăng lên 3,21 và 3,19 lần so với lô chứng âm (p < 0,01) và đạt 94,4% và 93,7% so với lô chứng sinh học.

- Số lượng bạch cầu ở lô thử dùng pidotimod liều 200 mg/kg và 400 mg/kg lần lượt tăng 2,32 và 2,78 lần có ý nghĩa thống kê so với lô chứng âm (p < 0,01).

- Pidotimod làm tăng chỉ số thực bào so với lô chứng âm: với mức liều 200 mg/kg, tăng 2,18 lần (p < 0,01); liều 400 mg/kg tăng 2,12 lần (p < 0,05). Ở cả hai mức liều sự tăng chỉ số thực bào có ý nghĩa thống kê.

Đề xuất và kiến nghị:

Cần làm thêm các nghiên cứu có quy mô với số lượng mẫu lớn, đáp ứng yêu cầu đánh giá toàn diện và chính xác tác dụng kích thích miễn dịch của pidotimod sản xuất tại Việt Nam, để sớm có thể đưa vào bào chế và sản xuất thuốc này phục vụ cho công tác y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, nhà xuất bản Y học, PL-87.

2. Bộ Y tế (2009), Dược thư Quốc gia Việt Nam, nhà xuất bản Y học, 391 – 399.

3. Đào Thị Kim Chi (1984), Tổng hợp futumin, một số peptidyl futumin và thăm dò

tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu của chúng, Đại học Dược Hà Nội, 18 -

24.

4. Đỗ Văn Dũng (2001), Căn bản thống kê y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 11 - 15. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007), Sinh lý bệnh và miễn dịch – phần miễn dịch học, nhà xuất bản Y học.

6. Nguyễn Trang Thúy (2006), Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của dịch

chiết toàn phần hai loài nấm Linh Chi Canoderma Applanatum (Pers.)Pat,; Canoderma Lucidun (Leyss.ExFr.) trên chuột nhắt trắng, nhà xuất bản Đại học

Dược Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

7. Benetti G. P. et al (1994), “Ex vivo evaluation of Pidotimod activity on cell – mediated immunity”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1476 – 1479.

8. Biozzi G. (1953),Quantitative study of the granulopectic activity of the reticulo- endothelial system”, the British journal of experimental pathology, 34 (4), 441 – 457.

9. Caramia G. et al (1994), “Efficacy and safety of pidotimod in the treatment of recurrent respiratory infections in children”,Arzneimittel Forschung Drug Research,

10. Chiarenza A. et al (1994), “Effects of pidotimod on the immune and the neuroendocrine system in the aging rat”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1437 – 1440.

11. Clemente E. et al (1994), “Therapeutic efficacy and safety of pidotimod in the treatment of urinary tract infections in children”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1490 – 1494.

12. Coppi G., et al (1994), “Experimental immunological screening tests on pidotimod”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1411 – 1416.

13. Coppi G., Silingardi S. (1994), “Pharmacokinetics of pidotimod in rats and dogs”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1460 – 1464.

14. Coppi G., Falcone A., Manzardo S. (1994), “Protective effects of pidotimod against experimental bacterial infections in mice”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1417 – 1421.

15. Coppi G. et al (1994), “Toxicological evaluation of pidotimod”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1448 – 1453.

16. Crimella T. et al (1994), “Analytical and chemical profile of pidotimod”,

Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1405 – 1410.

17. Dianzani C. et al (1994), “In vivo antiviral effects of pidotimod”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1431 – 1433.

18. Ding AH. Nathan C.F., Stuehr D.J. (1988), “Release of reactive nitrogen intermediates and reactive oxygen intermediates from mouse peritoneal macrophages. Comparison of activating cytokines and evidence for independent production”, J Immunol, 141 (7), 2407-2412.

19. Halpernm B. N. et al, (2011), “Review article the role and function of the reticulo-endothelial system in immunological processes”, Journal of Pharmacy and Pharmacology, 11 (1), 321 – 328.

20. Hassain A., Shadma W., Maksood A., Ansari S.H. (2013), “Protective effects of Picrorhiza kurroa on cyclophosphamide-induced immunosuppression in mice”,

Pharmacognosy Res, 5 (1), 30 – 35.

21. Magni A., Singnorelli G., Bocchiola G. (1994), “Synthesis and preliminary pharmacological evaluation of pidotimod, its enantiomer, diastereomers and carboxamido derivatives”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1402 – 1404.

22. Mahesh S. et al (2010), “Evaluation of immunomodulatory potential of ethanolic extract ofRoscoea procera rhizomes in mice”, Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences, 2 (4), 346 – 349.

23. Mailland F. et al(1994), “Pharmacokinetics and oral bioavailability of pidotimod in humans”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1465 – 1469.

24. Manzardo S. et al (1994), “General pharmacology of pidotimod and testing for drug interactions”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1441 – 1447.

25. Migliorati G. et al (1992), “Pidotimod stimulates natural killer cell activity and inhibits thymocyte cell death”, Immunopharmacol Immunotoxicol, 1992, 14 (4), 737 – 748.

26. Migliorati G., Nicoletti I., Riccardi C. (1994), “Immunomodulating activity of pidotimod”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1421 – 1424.

27. Riboldi P., Gerosa M., Meroni P.L. (2009), “Pidotimod: a reappraisal”, Int J Immunopathol Pharmacol, 22 (2), 255-262.

28. Taramelli D. et al (1994), “Effects of Pidotimod on Macrophage Funtions in Methylprednisolone-treated Mice”, Arzneimittel Forschung Drug Research, 44 (12a), 1425 – 1430.

29. Vivier E. et al (2008),Functions of natural killer cells”, Nature Immunology, 9, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thử nghiệm tác dụng kích thích miễn dịch của pidotimod sản xuất tại việt nam trên động vật thí nghiệm (Trang 36)