Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng giảm phí

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (Trang 32 - 33)

III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.3.2Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng giảm phí

a, Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro

- Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất. - Các công trình có điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được BH như: có các nguồn cháy không được cách biệt hoàn toàn, có không khí bị đốt nóng bởi dầu hay khí đốt ở nơi làm việc, có dây chuyến sản xuất tự động nhưng không được trang bị các thiết bị báo cháy đúng tiêu chuẩn.

- Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách bằng tường chống cháy, không có hệ thống PCCC riêng biệt và phù hợp, có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại, cố tình gây cháy…

b, Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro:

- Có thiết bị PCCC như: có hệ thống báo cháy tự động nối với phòng thường trực, nối thẳng trạm cứu hỏa công cộng, có hệ thống báo cháy thuộc hệ thống hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt cố định, có đội cứu hỏa có trách nhiệm…Trong các yếu tố trên chỉ được chọn yếu tố nào có mức giảm rủi ro cao nhất mặc dù người bảo hiểm có đầy đủ các phương tiện nói trên.

- Các thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy như: có hệ thống phun nước tự động hoặc thủ công, có hệ thống dập tắt bằng CO2, có ô tô chữa cháy, chữa cháy bằng bột khô, dập tắt tia lửa điện.

Trong các yếu tố kể trên, nếu người BH có nhiều yếu tố giảm phí thì mức giảm cao nhất được giữ nguyên, các mức giảm khác chỉ được tính 50%.

c, Tăng giảm phí theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ

Nếu trong những năm gần nhất, tỷ lệ tổn thất của người được BH nhỏ thì tỷ lệ phí cơ bản được điều chỉnh giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (Trang 32 - 33)