Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí ( đánh giá rủi ro)

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (Trang 30 - 31)

III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

1.2Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí ( đánh giá rủi ro)

Sau khi nhận được yêu cầu BH trực tiếp từ khách hàng hoặc qua môi giới, đại lý hoặc các văn phòng đại diện, khai thác viên cần thu thập những thông tin ban đầu, kiểm tra những thông tin ban đầu để có kế hoạch đánh giá rủi ro cụ thể.

Đánh giá rủi ro là hoạt động của công ty BH nhằm xác định rủi ro, tính chất, mức độ rủi ro, các biện pháp ĐPHCTT nếu có của khách hàng, mức độ tổn thất lớn nhất nếu có, nhằm giúp công ty BH quyết định nhận BH hay từ chối BH và cung cấp thông tin để thu xếp TBH cũng như xác định mức giữ lại của công ty BH để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn.

Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý rủi ro. Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thực hiện được công tác quản lý rủi ro. Nếu việc điều tra, đánh giá rủi ro được thực hiện một cách đầy đủ, kỹ lưỡng, kết hợp với bản hướng dẫn tính phí và hướng dẫn mức miễn thường cán bộ khai thác có thể dự kiến ngay được một bản chào sơ lược. Điều này giúp cho việc chủ động, nhanh chóng trong khai thác, tránh được tình trạng phải cần tư vấn, hỏi han, tốn kém mất thì giờ và thiếu tin tưởng trước khách hàng.

* Nội dung cần xem xét khi đánh giá rủi ro:

- Khai thác viên xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị của từng đơn vị rủi ro, có họa đồ phân tích đơn vị rủi ro. Đối với mỗi đơn vị rủi ro nên sử dụng danh mục giá trị riêng.

- Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngoài (nhà máy, xí nghiệp xung quanh). - Các biện pháp và trang bị PCCC, công tác quản lý, an ninh bảo vệ như thế nào. + Về công tác quản lý: những yêu cầu chung về vệ sinh công nghiệp, phân định rõ khu vực kho và các khu vực sản xuất, quy định nghiêm ngặt trong việc hạn chế hút thuốc, có biện pháp quản lý trong việc sử dụng lửa trần (hàn, cắt), biện pháp phụ trách sự an toàn cho doanh nghiệp, biện pháp bảo dưỡng..

+ Về công tác PCCC: có hệ thống báo cháy tự động hoặc thủ công, thiết bị chữa cháy bằng tay hoặc lắp đặt cố định, nguồn nước chữa cháy lấy từ đâu, dung tích, đội ngũ nhân viên và đội ngũ chữa cháy có biết sử dụng thiết bị chữa cháy hay không, được tập luyện thường xuyên không.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (Trang 30 - 31)