Phân tích sự biến động giá thành theo khoản mục

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 31 - 33)

3. Phân tích thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp

3.2.2.Phân tích sự biến động giá thành theo khoản mục

- Phân tích khoản mục CPNVLTT

+ So sánh chi phí chi phí thực tế với dự toán để xác định số chênh lệch chi phí vật liệu (tiết kiệm hoặc vượt chi).

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng: vật liệu đưa vào thay thế, tình hình thực hiện định mức, thay đổi cơ cấu vật liệu,...

+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

V=Σ Mi x Pi

Trong đó: - V: tổng chi phí vật liệu trong giá thành, Mi: Mức tiêu hao NVL i cho sản phẩm, Pi: Đơn giá NVL thứ i

+ Nhân tố M phản ánh trình độ sử dụng vật liệu sản xuất tiêt kiệm hay lãng phí. ảnh hưởng của nhân tố M được xác định theo công thức sau:

1i 0i 1i xP M M Vm= ( − ) ∆ ∑

+ Nhân tố P gồm hai bộ phận: giá mua NVL và chi phí thu mua. Giá mua là nhân tố khách quan nhưng do ảnh hưởng về cung cầu trên thị trường nên nếu doanh nghiệp biết chớp thời cơ, lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp thì có thể tác động

làm giảm giá mua nguyên liệu, vật liệu. Chi phí thu mua là nhân tố có liên quan phụ thuộc vào địa điểm và phương tiện vận tải.

+ ảnh hưởng của nhân tố P được xác định theo công thức sau: 1i 0i 1i xM P P Vm= ( − ) ∆ ∑ + Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố :

∆V=∆Vm + ∆Vp

- Phân tích khoản mục CPNCTT

+ So sánh thực tế và dự toán để tính ra số chênh lệch CPNCTT (tiết kiệm hay vượt chi).

+ Xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có tổng CPNCTT được xác định theo công thức sau:

L = N x I

Trong đó L: Tổng CPNCTT , N: Số lượng nhân công trục tiếp, I: Mức lương bình quân một người.

+ Ảnh hưởng của nhân tố số lượng nhân công được xác đinh theo công thức sau:

∆Ln = (N1 - N0) x I0

+ảnh hưởng của nhân tố mức lương bình quân được xác định theo công thức:

∆Li = (I1 - I0) x N1

+ Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố tới tổng chi phí

∆L = ∆Ln + ∆Li

- Phân tích khoản mục CPSDMTC và khoản mục CPSXC

CPSDMTC và CPSXC bao gồm nhiều khoản mục chi phí do vâỵ không thể áp dụng các phương pháp tương tự như phân tích CPNVLTT và CPNCTT. Cả hai loại chi phí này thường linh động về cách ứng xử: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp do đó các nhà quản lý phải linh hoạt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí. Biến phí, định phí được tính ra từ dự toán sản xuất rồi được phân tích thành các

khoản mục chi phí chi tiết. Đối với hai khoản mục này thường được áp dụng phương pháp so sánh số chênh lệch tuyệt đối giữa thực tế và dự toán trên cơ sở đó xác định khoản chi phí nào gây lãng phí, khoản nào tiết kiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 31 - 33)