Đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 49)

b. Phân loại

3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc

Sử dụng phần mềm INForm 3.1 để xử lý các số liệu thu được, kết quả được trình bày trong bảng 21. Bng 21. Bng h s tương quan t Y1đến Y8 và KDSH Biến R2train R2test Y1 94,08 86,62 Y2 95,63 91,54 Y4 95,57 92,42 Y6 96,40 90,74 Y8 92,88 89,75 KDSH 99,25 97,72

Nhận xét: Giá trị R2train và R2test đều cao (> 80%). Như vậy quan hệ giữa các biến đầu ra và các biến đầu vào là khá chặt chẽ.

nh hưởng ca các biến độc lp ti phn trăm gii phóng dược cht:

Ảnh hưởng của tỷ lệ Carbopol 934P (hình 12, hình 13):

Hình 12. Mt đáp nh hưởng ca Carbopol 934P vànatri hydrocarbonat ti Y6

( Khối lượng của HPMC K100M là 10mg)

Khi tăng tỷ lệ CP934P trong công thức thì tốc độ giải phóng dược chất giảm

đi. Vì CP934P có độ nhớt cao, trương nở mạnh nên tạo ra lớp hàng rào gel bao xung quanh bề mặt viên khiến các kênh dẫn bị bít kín nhiều hơn, hạn chế sự thấm của môi trường vào viên dẫn đến hoà tan và khuếch tán dược chất ra ngoài lâu hơn. Do

đó khi tăng nồng độ CP934P làm tốc độ giải phóng dược chất giảm đi đáng kể.

Ảnh hưởng của tỷ lệ natri hydrocarbonat (hình 12):

Khi tỷ lệ natri hydrocarbonat tăng lên, khả năng giải phóng dược chất giảm xuống. Do natri hydrocarbonat trung hòa CP934P làm tăng độ nhớt của CP934P nên tạo ra lớp gel đặc hơn do đó làm dược chất khuếch tán chậm qua hàng rào gel hơn. Tuy nhiên so với CP934P thì mức độ ảnh hưởng của natri hydrocarbonat ít hơn. Y6(%) NaHCO3 (mg) CP 934P (mg)

Hình 13. Mt đáp nh hưởng ca Carbopol 934P và HPMC K100M ti Y8

( Khối lượng của NaHCO3 là 115mg)

Ảnh hưởng của tỷ lệ HPMC K100M (hình 13):

Khi tăng tỷ lệ HPMC K100M trong công thức viên thì tốc độ giải phóng dược chất giảm đi rõ rệt. Vì HPMC K100M là polyme có khối lượng phân tử lớn,

độ nhớt cao, trương nở tốt và cơ chế ảnh hưởng của HPMC K100M tới khả năng giải phóng của ACV cũng tương tự như CP934P. Trong phạm vi khảo sát có thể

thấy mức độ ảnh hưởng của HPMC K100M tới khả năng GPDC nhiều hơn so với CP934P. nh hưởng ca các biến độc lp ti kh năng KDSH: Ảnh hưởng của Carbopol 934P đến lực KDSH (Hình 14, hình 15): Y8(%) Lực KDSH (N/cm2) CP 934P (mg) NaHCO3 (mg)

Hình 14. Mt đáp nh hưởng ca Carbopol 934P và natri hydrocarbonat ti lc KDSH

(Khối lượng của HPMC K100M là 25 mg)

CP 934P (mg) HPMC K100M

Mặt đáp ở hình 14 và 15 đều cho thấy trong phạm vi khảo sát, lượng CP934P có ảnh hưởng chủ yếu tới khả năng KDSH. Tăng tỷ lệ CP934P trong CT thì khả

năng KDSH tăng lên rõ rệt. Khi CP934P tăng từ 50 – 70mg lực KDSH tăng lên nhiều, CP934P tăng từ 70 – 90mg lực KDSH tăng lên nhưng ít hơn. Điều này được giải thích là do khi CP ở nồng độ thấp, tăng tỷ lệ CP làm tăng độ nhớt tạo ra lớp gel

đặc hơn nên lực KDSH tăng lên nhiều. Tuy nhiên khi tăng nồng độ CP đến mức nào

đó thì lớp gel đã bão hòa do đó có tăng thêm CP lên nữa cũng không thay đổi nhiều thể chất của lớp gel nên lực KDSH tăng không đáng kể.

Ảnh hưởng của natri hydrocarbonat đến lực KDSH (Hình 14):

Khi tăng lượng natri hydrocarbonattrong công thức, lực KDSH tăng lên. Do natri hydrocarbonat trung hòa CP934P làm tăng độ nhớt của CP934P nên làm tăng khả năng KDSH. Tuy nhiên so với CP934P thì mức độ ảnh hưởng của natri hydrocarbonattới khả năng KDSH không đáng kể.

Ảnh hưởng của HPMC K100M đến lực KDSH (hình 15):

Khi lượng HPMC K100M trong viên tăng lực KDSH cũng tăng nhưng mức

độảnh hưởng không đáng kể so với CP934P. Vì HPMC K100M có độ nhớt cao nên cùng phối hợp với CP934P làm tăng khả năng kết dính trên niêm mạc.

Tóm lại, từ mặt đáp ở hình 14, hình 15 có thể thấy rằng khả năng KDSH của viên chủ yếu được quyết định bởi tỷ lệ CP934P trong công thức.

Lực KDSH (N/cm2) HPMC K100M (mg) CP934P (mg) Hình 15. Mt đáp nh hưởng ca Carbopol 934P và HPMC K100M ti lc KDSH (Khối lượng của NaHCO3là 100mg)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)