Nghiên cứu phương pháp bào chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 34)

b. Phân loại

3.2.1. Nghiên cứu phương pháp bào chế

Tiến hành bào chế viên nén 700mg không chứa dược chất với từng polyme KDSH (CP934P, CP940P, HPMC K100M, HPMC K4M, natri alginat) ở tỷ lệ 20%, các thành phần tá dược khác không thay đổi (lactose 20%, magnesi stearat 2%, Aerosil 1%, Talc 1%, Avicel 56%). Các mẫu viên được bào chế song song bằng 2 phương pháp dập thẳng và tạo hạt ướt.

Phương pháp tạo hạt ướt:

- Do trong công thức phải sử dụng một tỷ lệ lớn polyme KDSH có khả năng trương nở mạnh trong môi trường thân nước nên ngay từ đầu đã định hướng dùng các tá dược dính khan nước như isopropanol, ethanol. Tuy nhiên do CP934P và CP940P có thể trương nở ngay cả trong các tá dược dính khan nước này làm bột bết dính và vón cục do đó khó tạo hạt và không xát được qua rây.

- Với natri alginat có thể tạo được hạt nhưng hạt không chắc, sau khi sấy bay hơi hết dung môi thì hạt bị bở ra khó liên kết.

- Trong số các polyme KDSH trên chỉ có HPMC K100M và HPMC K4M có thể tạo được hạt. Tuy nhiên, viên nén bào chế bằng phương pháp tạo hạt ướt với tá dược HPMC K100M và HPMC K4M có bề mặt xù xì, không nhẵn bóng. Khi

đánh giá khả năng trương nở thì viên có hiện tượng rã ra nhanh chóng chỉ sau 10 phút vì vậy khó có thểđáp ứng được yêu cầu giải phóng ACV kéo dài.

Phương pháp dập thẳng:

 Với mẫu viên chứa CP934P, CP940P:

- Tốc độ chảy của khối bột thấp do Carbopol dễ hút ẩm và không phải là tá dược dùng cho dập thẳng. Khi dập viên bột dễ bị dính chày cối. Khối lượng giữa các viên dao động nhiều mặc dù vẫn đạt yêu cầu vềđộđồng đều khối lượng.

-Hình thức: Bề mặt viên bị bong, không nhẵn bóng.

 Với mẫu viên chứa HPMC K4M, HPMC K100M:

- Khối bột kép trơn chảy tốt, khi dập viên đạt yêu cầu về đồng đều khối lượng do HPMC ít hút ẩm và là tá dược dùng cho dập thẳng.

- Hình thức: Bề mặt viên bóng đẹp.

 Với mẫu viên chứa natri alginat: Khối bột kép trơn chảy tốt, đạt yêu cầu về đồng đều khối lượng nhưng bề mặt viên bị bong, không nhẵn bóng.

Kết luận: Bào chế viên nén ACV KDSH bằng phương pháp tạo hạt ướt gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phương pháp dập thẳng có nhiều ưu điểm là ít công

đoạn, tiết kiệm được mặt bằng, thiết bị và thời gian sản xuất, tránh được tác động của nhiệt độ đến polyme KDSH và dược chất. Tuy nhiên, phương pháp dập thẳng chỉ có thể áp dụng khi chọn được tỷ lệ polyme thích hợp vừa đáp ứng kéo dài GPDC và khả năng KDSH vừa đảm bảo được độ trơn chảy của khối bột kép. Đồng thời cần phối hợp với các tá dược dập thẳng và tá dược trơn chảy ở tỷ lệ thích hợp. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn phương pháp dập thẳng để bào chế viên nén ACV KDSH có khảo sát tỷ lệ polyme và các tá dược khác đểđảm bảo độ trơn chảy của khối bột và đồng đều khối lượng viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)