Đỉnh sinh trưởng và chồi nách của mía được bao bọc rất kỹ bởi nhiều lớp lá non nên khá sạch, nếu được lấy trong điều kiện thời tiết nắng ráo thì không cần khử trùng cũng có thể nuôi cấy được với tỷ lệ nhiễm khá thấp. Do vậy chúng tôi thí nghiệm với 3 giống mía YT006, Br3280 và TQ2 trên môi trường khởi tạo để kích thích sự bật chồi mới. Kết quảđược trình bày trên bảng dưới:
Bảng 4.1. Khả năng bật chồi của 3 giống mía YT006, Br3280 và TQ2 sau 3 tuần nuôi cấy
Loại chồi Số mẫu đưa vào (mẫu) YT006 Br3280 TQ2 Số chồi tạo thành (chồi) Tỷ lệ bật chồi % Số chồi tạo thành (chồi) Tỷ lệ bật chồi % Số chồi tạo thành (chồi) Tỷ lệ bật chồi % Chồi đỉnh 30 32 107 40 133 36 120 Chồi nách 30 40 133 35 116 31 103
Hình 4.1: Phát sinh chồi mới từ chồi đỉnh giống Br3280 và TQ2 trên môi trường MS
Từ kết quả thí nghiệm trên ta thấy với cùng một số lượng mẫu, môi trường và điều kiện nuôi cấy như nhau nhưng mỗi giống khác nhau cho khả năng tạo chồi khác nhau. Trung bình từ 1 chồi đỉnh hoặc một chồi nách ta được 1 chồi mới.
Giống Br3280 với CT1 (chồi đỉnh) tỷ lệ mẫu tạo chồi cao hơn ở chồi nách đạt 133%, chồi thu được là chồi tốt (chồi khỏe và xanh). Ở CT2 (chồi nách) chất lượng chồi không có sự thay đổi tuy nhiên tỷ lệ mẫu bật chồi đã giảm xuống còn 116%.
Giống YT006 cho tỷ lệ nảy mầm của chồi nách (CT2) đạt 133% cao hơn của chồi đỉnh (CT1).
Có một vài mẫu bị nhiễm và chết nguyên nhân có thể do bình nuôi cấy, nút đậy chưa đảm bảo sạch hoặc do thao tác làm việc... Mẫu chết có thể do mẫu bị cắt quá sâu, mẫu chưa đảm bảo.
Nhìn chung khả năng tạo chồi của cả 3 giống mía là tương đối cao, tỷ lệ thành công là 98%. Ta thấy cùng là mía nhưng tuỳ từng giống khác nhau ta chọn vật liệu khởi đầu khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau sao cho tỷ lệ tạo chồi là cao nhất.
4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA0,1mg/l kết hợp với 2,4-D ở các nồng độ
khác nhau kết hợp lên quá trình phát sinh mô sẹo ở lát cắt lá non của Giống mía YT006, Br3280 và TQ2
Cùng với việc đưa mẫu vào bằng chồi đỉnh, chồi ngọn thì chúng tôi còn thí nghiệm đưa mẫu vào bằng lá non nằm sát đỉnh sinh trưởng.
Môi trường MS (1962) có chứa các hàm lượng 2,4 - D khác nhau đã được sử dụng để tạo mô sẹo từ mẩu lá non. Tuy nhiên, Eklof và cộng sự (1997) đã nghiên cứu và chứng minh khi bổ sung kết hợp giữa IBA và 2,4 - D thì khả năng tạo callus cao hơn hẳn. Ở thí nghiệm của ông cho thấy với nồng độ của IBA vượt quá 0,2 mg/l MT thì gây ức chế tạo callus. Vì vậy chúng tôi chọn làm thí nghiệm với nồng độ IBA là 0.1 mg/l MT kết hợp với nồng độ 2,4 – D thay đổi để tìm nồng độ thích hợp cho tỷ lệ tạo callus là lớn nhất.
Để tạo mô sẹo, chúng tôi lấy lá mía non cắt thành từng mẩu kích thước (0,5 cm x 0,5 cm) cấy vào môi trường cơ bản MS + đường 30g/l + nước dừa 15% + agar 6g/l + IBA 0,1mg/l + 2,4D với nồng độ thay đổi từ 0 – 1 mg/l. Mẩu lá đặt trên mặt thạch và nuôi trong bóng tối. Sau 12-14 ngày thấy xuất hiện những sẹo nhỏở mép lá sau đó mô sẹo lan toả khắp bề mặt lá. Tiếp tục theo dõi sau 4 tuần và 8 tuần nuôi cấy ta được kết quảđược biểu thị ở bảng 4.1.2 và biểu đồ kèm theo dưới đây:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của IBA 0,1mg/l kết hợp với 2,4-D ở các nồng độ khác nhau lên quá trình phát sinh mô sẹo ở lát cắt lá non của 3 giống mía YT006,
Br3280 và TQ2 (tính theo tỷ lệ %) CT Nồng độ 2,4D (mg/l) Số mẫu cấy
Sau 4 tuần nuôi cấy Sau 8 tuần nuôi cấy
YT006 Br3280 TQ2 YT006 Br3280 TQ2 1 0 30 3,3 6,6 6,6 13,3 23,3 13,3 2 0,1 30 13,3 26,7 16,7 20 36,6 26,7 3 0.2 30 26,6 40 36,7 36,6 46,6 40 4 0,3 30 33,3 40 36,7 40 56,6 46,6 5 0,4 30 33,3 53,3 43,3 60 80 73,3 6 0,5 30 60 73,3 66,7 30 46,6 36,6 7 1 30 23,3 26,7 26,6 26,6 30 30
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với IBA 0,1mg/l lên quá trình phát sinh mô sẹo ở lát cắt lá non sau 4 tuần nuôi cấy (theo tỷ lệ %).
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với IBA 0,1mg/l lên quá trình phát sinh mô sẹo ở lát cắt lá non sau 8 tuần nuôi cấy (theo tỷ lệ %).
Hình 4.4: Callus phát sinh trên môi trường MS bổ sung IBA 0,1mg/l kết hợp với 2,4 – D 0,4mg/l sau 4 tuần (bên trái) và 2,4 – D 0,5 mg/l sau 8 tuần (bên phải)
Từ kết quả thí nghiệm trên ta thấy sau 4 tuần nuôi cấy tỷ lệ tạo mô sẹo ở lát cắt lá non đạt cao nhất ở nồng độ 2,4 – D 0,5 mg/l của cả 3 giống mía YT006, Br3280 và TQ2. Ở công thức đối chứng tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo rất thấp, gần như không có, ở giống YT006 là 3,3%, giống Br3280 là 6,6%, TQ2 là 6,6%. Tăng dần nồng độ 2,4 – D kết hợp với IBA 0,1 mg/l thì tỷ lệ tạo callus tăng lên đáng kể so với CT đối chứng và đạt cao nhất ở nồng độ 2,4 – D 0,5mg/l. Giống YT006 cho tỷ lệ tạo callus là 60%, Br3280 là 73,3%, TQ2 là 66,7%.
Tăng thời gian nuôi cấy và quan sát sau 8 tuần ta thấy có sự thay đổi rõ rệt, số mô sẹo tăng và tỷ lệ phát sinh mô sẹo của 3 giống đạt cao nhất ở nồng độ 2,4 – D 0,4mg/l, giống YT006 đạt 60%, giống Br3280 đạt 80%, giống TQ2 đạt 73,3%. Vậy khi nồng độ IBA 0,1mg/l kết hợp với 2,4 – D 0,4mg/l cho tỷ lệ tạo mô sẹo ở lát cắt lá non là cao nhất sau 8 tuần nuôi cấy.