Xã Sơn Phú là khu vực kinh tế xã hội phát triển chưa cao, mặc dù gần
đây tốc độ kinh tế phát triển khá mạnh nhưng do người dân chủ yếu làm nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển ít, chính vì vậy môi trường nông thôn nơi đây chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên môi trường cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do người dân sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt và do vật chất và cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Bảng sau thể hiện ý kiến của người dân nhận xét về môi trường trên
địa bàn:
Bảng 4.19: Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường tại xã Sơn Phú STT Ý kiến về mức độ
Ô nhiễm
Môi trường Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Ô nhiễm Đất 12 12,0 Nước 28 28,0 Không khí 8 8,0 2 Ô nhiễm ít Đất 35 35,0 Nước 43 43,0 Không khí 54 54,0 3 Không ô nhiễm Đất 53 53,0 Nước 29 29,0 Không khí 48 48,0 Tổng 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.19 ta thấy, người dân trên địa bàn có nhiều ý kiến khác nhau về hiện trạng môi trường xã Sơn Phú, 43,0% hộ gia đình cho rằng môi trường nước bị ô nhiễm ít, 29,0% ý kiến cho rằng môi trường nước không ô nhiễm và vẫn có 28,0% ý kiến cho rằng môi trường nước bị ô nhiễm. Điều đó chứng tỏ, môi trường nước trên địa bàn đang có chiều hướng suy giảm về chất
lượng. Môi trường đất có 53,0% ý kiến cho rằng không bị ô nhiễm, 35,0% ô nhiễm ít và chỉ có 12,0% ý kiến cho rằng môi trường đất bị ô nhiễm. Về môi trường không khí có 54,0% ý kiến cho rằng ô nhiễm ít.
Là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được nhiều với tiến bộ khoa học nên ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Vì vậy muốn nâng cao ý thức đòi hỏi phải kết hợp các ban ngành với các chường trình tuyên truyền cho người dân và quan trọng hơn cả là giáo dục cho thế hệ trẻ có một lối sống nề nếp, dần xóa bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương * Dựa vào kết quả thu được tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: * Dựa vào kết quả thu được tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Xây dựng trạm cấp nước ăn uống và sinh hoạt cho người dân đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định.
- Xây dựng các hố rác tập chung của các thôn trong xã, có thể xây dựng mô hình thu gom rác theo dịch vụ trên địa bàn xã.
- Xây dựng các hố rác chứa chai lọ, túi nilon, bao bì thuốc bảo vệ thực vật… trên các cánh đồng để xử lý tránh vứt bừa bãi gây ô nhiễm.
- Khuyến khích bà con xây dựng hầm bioga.
- Giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
Muốn xóa bỏ những thói quen không hợp vệ sinh cần phải có thời gian tuyên truyền cho mọi người, trẻ em từ nhỏ, đưa những kiến thức về y tế, môi trường…về từng thôn xóm, từ đó hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt của người dân.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, chính quyền địa phương cần đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển của
địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phát động các phòng trào nhắm đưa nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
* Những kế hoạch trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường huyện Định Hóa nói chung và xã Sơn Phú nói riêng trong thời gian tới cụ thể như sau:
1- Về tuyên truyền giáo dục
- Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân trên địa bàn.
- Xây dựng các phong trào truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường học.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí môi trường trong công tác thi đua, khen thưởng, các tổ chức, ngành, hộ gia đình xanh-sạch đẹp.
2- Về công tác quản lý
- Tăng cường đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cán bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường cấp huyện xuống cấp xã.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường theo hướng quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan.
- Đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy trên địa bàn.
3-Công tác xã hội
- Phát động các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. - Xây dựng và thực hiện các quy định cam kết bảo vệ môi trường.
4- Tài chính
- Hằng năm dành một khoản ngân sách nhà nước cho các hoạt động về
môi trường.
- Khai thác và quản lý triệt để các nguồn đầu tư vào môi trường nhằm
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi và khuyến khích đối với các hoạt động của bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc việc kí quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản.
5- Về kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
- Tăng cường công tác kiểm soát, chủđộng phòng chống ô nhiễm và sự
cố môi trường, khắc phục các tình trạng suy thoái môi trường.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường nông thôn, khu sản xuất kinh doanh, chú trọng thu gom, phân loại và xử lý rác thải, quản lý tốt việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.
6- Về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện nghiêm túc lịch tài nguyên khoáng sản, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép.
- Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý.
- Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng.
7- Bảo vệ môi trường huyện Định Hóa
- Thu gom triệt để chất thải sinh hoạt và chất thải do nông nghiệp trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải hiệu quả nhất.
8- Bảo vệ môi trường nông thôn
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến và áp dụng có biện pháp nhằm phòng trừ
sâu bệnh hại, kiểm soát việc buôn bán và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. - Xây dựng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, ngăn chặn suy thoái đất, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Chất lượng môi trường nông thôn xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhì cũng chưa chịu nhiều tác động của quá trình phát triển kinh tế.
- Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Sơn Phú chủ yếu là từ giếng đào và không có hệ thống lọc chiếm 64,0%, có tới 64,0% số hộ gia
đình không có cống thoát nước thải. Việc thu gom và xử lý rác thải chưa được quan tâm: 74,0% người dân đổ rác bừa bãi.
- Rác thải sinh hoạt được thu gom và đốt tại các hộ gia đình chiếm 60,0%. Rác thải từ chăn nuôi chủ yếu được xử lý làm phân bón. Phế phẩm từ
trồng trọt thì không được xử lý chỉ thu gom chiếm tới 24,0%, ủ chiếm 36,0%. - Phần lớn nhà vệ sinh của các hộ gia đình là hố xí hai ngăn chiếm 52,0% nhưng vẫn chưa hợp vệ sinh, hố xí đất 12,0%, chỉ có 34,0% nhà vệ
sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y Tế. Nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại chủ yếu ngấm xuống đất 59,0%, chỉ có 34,0% được đưa vào bể tự hoại.
- Phân hóa học sử dụng trong nông nghiệp với tỷ lệ cao 50,0%, làm cho
đất canh tác đang có dấu hiệu bị thoái hóa. Một số hộ gia đình vẫn dùng phân tươi để bón ruộng đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm.
- Có 58,0% hộ gia đình sử dụng thường xuyên thuốc BVTV và bao bì thuốc BVTV bị thải bỏ luôn tại nơi sử dụng chiếm tới 53,0% và lượng bao bì thải bỏ ra môi trường ngày càng tăng mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự an toàn của người dân và gây tác động xấu đến môi trường.
Chất lượng môi trường còn khá tốt nhưng do những vấn đề vềđiều kiện cơ sở hạ tầng cùng với nhận thức về môi trường của người dân địa phương chưa cao nên chất lượng môi trường đang có xu hướng giảm mạnh. Chính vì vậy, chất lượng môi trường nông thôn xã cần được quan tâm hơn nữa và đảm bảo cân bằng giữa môi trường và phát triển kinh tế.
5.2. Kiến nghị
- Đề nghị chính quyền có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân xây dựng nhà vệ sinh và chuồng trại như hỗ trợ về vật liệu, kỹ thuật hoặc tu sửa những công trình đã xuống cấp.
- Đề nghị chính quyền địa phương đẩy mạnh cơ chế quản lý thuốc BVTV, nghiêm cấm sử dụng những loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, tuyên truyền cho người dân không sử dụng phân tươi.
- Đầu tư vào xây dựng hệ thống thoát nước thải chung và hệ thống thu gom rác thải có quy hoạch trên toàn xã. Thành lập các đội thu gom rác tại các thôn xóm về bãi rác chung để xử lý.
- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động “Vì xóm làng sạch đẹp”, “Môi trường không muỗi bọ” bằng cách mở các chiến dịch phun thuốc diệt muỗi, bọ miễn phí cho nhân dân. Thường xuyên phát động phong trào như: thu gom rác thải, thu dọn
đường làng, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương…
- Khuyến khích người dân làm đồng thu gom túi nilon, bao bì, chai lọđựng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật để tái chế hoặc tiêu hủy, tránh vứt bừa bãi.
- Mở các buổi sinh hoạt thôn, thanh niên, phụ nữ, hội người cao tuổi… nhằm tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, để người dân dễ
hiểu được về môi trường nói chung và giữ gìn vệ sinh môi trường nói riêng. - Thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích các hộ chăn nuôi dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh chuồng trại, tận dụng nguồn phân hữu cơ cho cây trồng hoặc sử dụng hầm biogas để tận dụng nguồn khí đốt, giảm ô nhiễm mùi…
- Đề nghị chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục môi trường trên địa bàn toàn xã, việc BVMT là trách nhiệm chung và cần có sự
chung tay góp sức hơn giữa các ban, ngành, đoàn thể, của các hộ gia đình.
Để giải quyết vấn đề trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan cũng như sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng để
hướng tới một nông thôn mới bền vững, một môi trường phát triển bền vững luôn Xanh - Sạch – Đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng việt
1. Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn.
2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004.
3. Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Bình Quyền, Lâm Minh Triết,
Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về “Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững”, Hà Nội, 1995.“Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường Thế giới và các cố gắng phát triển bền vững- Lê Thạc Cán. Chương trình KT 02”.
4. Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa (2004), Chuyên đề Nông Thôn Việt Nam,
Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
5. Bùi Thị Nga (2008), Giáo trình cơ sở khoa học môi trường, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến,
(2003), Hỏi đáp về Tài Nguyên Và Môi Trường, Nxb Giáo dục Hà Nội. 7. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Quản lý chất thải rắn và chất thải
nguy hại, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
8. Phạm Ngọc Quế (2003), Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở Nông Thôn,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
9. Đào Đức Thắng (2009), Ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang báo động,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VFEJ.
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015.
11. Ủy ban nhân dân xã Sơn Phú (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
13. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Giáo trình ô nhiễm môi trường,
Trường Đại học Tự Nhiên, Hà Nội.
2. Tiếng anh
14. Hanmer Marck.J (1986), Water and mastewaster Technology 2nd edition John Wokey & Sons. New York.
15. Wold Health Organization (WTO) (1997), Assessment of Sources of Air,
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN
Xin Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/bà)
Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên người cung cấp thông tin:... 2.Nghề nghiệp:...tuổi...giới tính...trình độ
văn hoá...Dân tộc...
3. Địa chỉ:Thôn...Xã:...Huyện...Tỉnh... 4. Số thành viên trong gia đình:...người
5. Thu nhập bình quân của gia đình Ông(Bà) hiện nay mỗi tháng được bao nhiêu: ...đồng (thu nhập chính từ nguồn nào thì Ông (Bà) đánh dấu vào). Bao gồm:
Làm ruộng Chăn nuôi Nguồn thu khác……….
Phần II. Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực nông thôn 1. Hiện nay, nguồn nước gia đình Ông (Bà) đang sử dụng là:
Nước máy Giếng khoan ở độ sâu...m
Giếng đào sâu...m Nguồn khác (ao, sông, suối)...
2. Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi bao nhiêu mét?
...
3. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hoặc hệ thống lọc:
Không Có, theo phương pháp nào……… 4. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho ăn uống có vấn đề về:
Không có Mùi... Vị….. Khác...
5. Gia đình Ông (Bà) hiện có:
Cống thải có nắp đậy (ngầm) Cống thải lộ thiên
Không có cống thải Loại khác...
6. Nước thải của gia đình đổ vào:
7. Gia đình Ông (Bà) hiện có:
YHố rác riêng
YĐổ rác ở bãi rác chung
YĐổ rác tuỳ nơi
YĐược thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ
8. Gia đình Ông (Bà) xử lý rác thải rắn bằng hình thức nào?
Loại chất thải Hình thức xử lý YRác sinh hoạt YRác từ chăn nuôi YPhế phẩm từ trồng trọt ... ... ...
9. Nếu được phát động việc phân loại rác tại nguồn, Ông (Bà) có sẵn sàng tham gia:
Sẵn sàng
Nếu được giảm phí vệ sinh Không tham gia vì mất thời gian
10. Hình thức canh tác đất chủ yếu của gia đình là gì?
Thâm canh Quảng canh Du canh, du cư
11. Ông (Bà) có thấy chất lượng đất có thay đổi không?
Không Có
Thay đổi về:
Độ màu mỡ Độẩm Độ xốp Khác... Xu hướng tăng/giảm, nguyên nhân………...
12. Gia đình có biện pháp cải tạo đất sau khi sử dụng không?
Độ màu mỡ Độẩm
Biện pháp cải tạo như thế nào:……….. 13. Kiểu nhà vệ sinh trong gia đình Ông (Bà) đang sử dụng là: