Đánh giá hiện trạng môi trường nước của xã Sơn Phú

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

4.2.1.1. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt

Bảng 4.4: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Sơn Phú

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.4 ta thấy nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Sơn Phú chủ yếu là nguồn nước từ giếng người dân tự đào 71,0%, một phần là từ giếng khoan 29,0%. Trên địa bàn xã chưa có công trình cung cấp nước do nhà nước đầu tư. Phần lớn là người dân không dùng hệ thống lọc nước hoặc có hệ thống lọc nhưng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn.

Sơn Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Lượng mưa trung bình năm là 1700mm, trong

đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 8m - 25m với chất lượng nước trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 về mùa khô chỉ đáp ứng nước sinh hoạt cho

TT

Các nguồn cung cấp nước

sinh hoạt

Giếng đào Giếng khoan

Lọc Không lọc Lọc Không lọc

1 Số hộ sử dụng 7 64 5 24 2 Tỷ lệ (%) 7,0 64,0 5,0 24,0

khoảng 80% số hộ. Nên về mùa khô cần phải có biện pháp cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Chất lượng nước sinh hoạt được phân tích thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) trên địa bàn xã Sơn Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 01:2009/BYT QCVN 02:2009/BYT Mẫu 1 Mẫu 2 1 pH 6,73 6,82 6,5 - 8,5 6,0 - 8,5 2 Độ cứng mg/l 2,85 2,88 300 300 3 Fe mg/l 0,0005 0,0005 0,3 0,5 4 Zn mg/l 0,0392 0,0784 3 -

(Nguồn: Kết quả phân tích trên phòng thí nghiệm khoa Môi trường) Chú thích:

- Mẫu 1: Mẫu nước giếng khoan - Mẫu 2: Mẫu nước giếng đào - (-): Không quy định

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Qua bảng 4.5 ta thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn quy định ở QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT quy định về chất lượng nước ăn, uống và chất lượng nước sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm (nước giếng) trên địa bàn xã Sơn Phú chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, vẫn sử dụng được tốt cho ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước ngầm (nước giếng) là nguồn cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt chính cho người dân xã Sơn Phú, chính vì vậy cần phải có những biện pháp để bảo vệ và khai thác nguồn nước này cho hợp lý.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt (nước suối) trên địa bàn xã Sơn Phú

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT Mẫu 3 Mẫu 4 1 pH 7,28 7,36 6,0 - 8,5 2 DO % 5,49 5,43 ≥ 5 3 Fe mg/l 0,0006 0,0006 1,0 4 Zn mg/l 0,0450 0,0672 1,0

(Nguồn: Kết quả phân tích trên phòng thí nghiệm khoa Môi trường) Chú thích:

- Mẫu 3: Mẫu nước suối ở vị trí nước bắt đầu chảy vào địa phận xã Sơn Phú

- Mẫu 4: Mẫu nước suối ở vị trí cuối nguồn suối thuộc địa bàn xã Sơn Phú - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Gía trị giới hạn A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh; hoặc các mục đích sử dụng như tưới tiêu thủy lợi, giao thông thủy hoặc mục đích khác có yêu cầu nước chất lượng thấp).

Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt (nước suối) ta thấy tất cả các chỉ

tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn quy định ở

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 quy định về chất lượng nước mặt. Tuy nhiên với tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, rác thải…thải xuống ao, mương, suối bừa bãi như hiện nay mà không có biện pháp xử thì nguy cơ chất lượng nước mặt xẽ bị suy giảm trong thời gian tới và có thểảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm (nước giếng).

4.2.1.2. Vấn đề nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của nó. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (Cacbonhydrat

protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nito, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH3…). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Các vi sinh vật trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn…). Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững cao (chất dễ

phân hủy sinh học). Vì vậy việc xử lý nước thải thì cống thải là một yếu tố quan trọng. Và việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Bảng 4.7: Tỉ lệ hộ gia đình có các loại cống thải

TT Loại cống thải Hộ gia đình Tỷ lệ (%) Nơi tiếp nhận

1

Cống thải lộ thiên 19 19,0 Vườn, mương, ao 2 Cống thải có nắp đậy 17 17,0 Vườn, mương, ao 3

Không có cống thải 64 64,0 Vườn, mương, ao Tổng 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 19% 17% 64% Cống thải lộ thiên Cống thải có nắp đậy Không có cống thải

Qua bảng 4.7 và biểu đồ ta thấy hầu hết các hộ gia đình trong xã đều không có cống thải chiếm 64,0%. Một phần nhỏ có cống thải nhưng là loại cống thải lộ thiên chiếm 19,0%. Nhưng mặc dù không có cống thải hoặc có cống thải lộ thiên thì người dân đều thải trực tiếp xuống lề đường, vườn, ao, mương, suối… gần nhà.

Điều đáng lo ngại ở đây là xã chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân

địa phương chủ yếu được thải ra các dòng suối, mương, ao để pha loãng. Tuy nhiên trên địa bàn xã chỉ có các dòng suối nhỏ chảy qua nên khó có thể tránh khỏi sự ô nhiễm trên các dòng suối này. Qua quan sát tôi thấy nhiều đoạn suối, ao trong xã có màu đen, vàng, xanh của nước ao tù, hơn nữa người dân trong xã con phát triển ngành chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm nên làm cho nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của xã mà còn

ảnh hưởng đến thói quen cũng như sức khoẻ của bà con nông dân trong xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)