Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi tương đối phát triển, chính vì vậy mà lượng chất thải từ nguồn này là một vấn đề cần được quan tâm. Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành, được sự ủng hộ của người dân cũng như đội ngũ cán bộ nhiệt tình ủng hộ, được sự hỗ trợ của dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, hầm ủ biogas là mô hình đang ngày càng được phổ biến tại Thái Nguyên. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án khí sinh học, tổng số các công trình đã được nghiệm thu trong năm 2005 là 1200 công trình, công tác tuyên truyền cũng được thực hiện tại các xã với đông đảo người dân tham gia. Đến nay, con sốđó đã tăng lên gấp nhiều lần, nó góp phần rất lớn vào việc giải quyết chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng hầm biogas tại xã Na Mao - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên .
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Tại xã Na Mao – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ 25/01/2014 đến 28/04/2014.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.1. Đánh giá tình hình chung
- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội
3.3.1.2 Đánh giá tình hình sử dụng hầm biogas tại xã Na Mao
- Điều kiện lắp đặt hầm biogas. - Tình hình sử dụng hầm biogas.
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của hầm biogas.
3.3.1.3 Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm biogas
- Những vấn đề còn tồn tại khi sử dụng hầm biogas. - Đưa ra các giải pháp.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa ,tham khảo kết quả của các báo cáo ,đề tài nghiên cứu trước đó.
3.3.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Lập mẫu câu hỏi trong đó liệt kê đầy đủ các thông tin cần điều tra về hoạt động chăn nuôi (loại gia súc, gia cầm, số lượng…), phương thức quản lý
chất thải chăn nuôi (thải bỏ hoặc dùng làm phân bón hoặc xậy dựng hầm biogas), tình hình sử dụng hầm ủ biogas (loại hầm, thể tích, quá trình vận hành của hầm)…
- Đối tượng điều tra: Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn. - Số phiếu điều tra: Đề tài được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 60/98 hộ chăn nuôi có xây dựng hầm Biogas trong tổng số 415 hộ chăn nuôi, lấy phiếu điều tra ở tất cả các xóm (chi tiết nội dung phiếu điều tra được đính kèm ở phụ lục I).
3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu về biogas.
3.3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
-Thu thập và phân tích số liệu vềđiều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội ,các số liệu về biogas.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Na Mao 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Na Mao là một xã miền núi, nằm ở phía bắc của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 19km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 927 ha, được chia thành 14 xóm bao gồm: Văn Minh, Nam Thắng, Đồng Bản, Đầm Vuông, Khuân U, Xóm Đồi, Cầu Hoàn, Cây Lai, Cầu Bất, Ao Soi, Cây Thổ, Minh Thắng, Minh Lợi và Chính Tắc. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Cường, huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ. - Phía Đông giáp xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ. - Phía Tây giáp xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.
Vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có đường giao thông liên xã chạy qua địa bàn sẽ là lợi thế lớn để phát triển, trao đổi hàng hóa đến trung tâm huyện cũng như các xã lận cận. Với vị trí như hiện nay, trong thời gian tới xã Na Mao có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và xã hội hơn nữa.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình chủ yếu của xã Na Mao là đồi núi, đất đai bị chia cắt, nằm xen kẽ là những mảnh ruộng nhỏ, dân cư sống rải rác tập trung không đều.
4.1.1.3. Thổ nhưỡng
Đất đai xã Na Mao được chia thành 2 loại chính:
- Đất đồi chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Tầng đất tương đối dày, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình được sử dụng để xây
dựng nhà cửavà trồng các loại cây ăn quả cũng như các loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng.
- Đất ruộng: tương đối màu mỡ chủ yếu là do tích tụ phù xa sông suối, tầng đất dày, màu xám đen, hàm lượng mùn ở mức khá, hàm lượng đạm lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp trồng cây lương thực và các loại cây hoa màu hàng năm.
Bảng 4.1 Cơ cấu các loại đất chính tại xã Na Mao năm 2013
STT Loại đất chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 927.90 100
1 Nông nghiệp 811.57 87.46
2 Đất chưa sử dụng 1.39 0.14
3 Phi nông nghiệp 114.94 12.4
( Nguồn: UBND xã Na Mao,2013 ) 4.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Xã Na Mao nói riêng và khu vực Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 4 mùa :Xuân, Hạ,Thu, Đông song chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa khô lượng mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủđạo là hướng Đông Bắc. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý nên lượng mưa khá cao, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.500mm – 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xã (đặc biệt là cây chè). Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
Do mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm trung bình từ 70 – 80%, nhiệt độ trung bình năm là 22,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 200C (đây là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
4.1.1.5. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: xã Na Mao bao gồm có suối: Vực Tròn điểm đầu thuộc xóm Cầu Bất chảy xuống điểm cuối thuộc xóm Đầm Vuông chiều dài 6km, ngoài ra còn có 5 khe nước nhỏ và có một hồ Đầm Làng. Suối, hồ và các khe nước này là nguồn nước mặt cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp và cân bằng sinh thái.
Nguồn nước ngầm: Ngoài nguồn nước mặt lấy từ các suối, hồ thì hoạt động sinh hoạt của người dân xã Na Mao sử dụng các giếng đào,giếng khoan phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
4.1.1.6 Tài nguyên rừng
Hiện nay xã Na Mao có 328,52 ha đất rừng, diện tích này là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, bên cạnh vai trò bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, thì diện tích rừng này của xã là điều kiện thuận lợi để xã nhà phát triển ngành trồng rừng, phát triển cây keo và rừng hỗn loài bảo tồn đa dạng sinh học và cây rừng.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số và lao động
Xã Na Mao có tổng số 858 hộ với 3.304 nhân khẩu,gồm 8 dân tộc chung sống.Có 2.564 lao động.
Bảng 4.2 Tình hình gia tăng dân số giai đoạn 2010 – 2013
STT Năm Số hộ Số khẩu Số người tăng
1 2010 742 3.180 38
2 2011 773 3.216 36
3 2012 811 3.264 48
4 2013 858 3.304 40
* Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 2.564 người.
Bảng 4.3 Cơ cấu lao động xã Na Mao
STT Lao động Số
lượng(người
Tỷ lệ ( %)
1 Lao động nông nghiệp 2.512 97.97
2 Lao động dịch vụ thương mại và lao động khác
52 2.03
Tổng 2.564 100
( Nguồn: UBND xã Na Mao,2013) 4.1.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông
- Giao thông liên xã: Có 03 tuyến giao thông trong đó có tuyến liên xã Na Mao - Phú Cường - Đức Lương đoạn qua xã dài gần 3km ; tuyến đường Na Mao – Phú Xuyên dài 5km và tuyến Na Mao – Yên Lãng dài 4km đều được dải nhựa là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu buôn bán của nhân dân trong và ngoài xã.
- Giao thông liên xóm: Thực hiện chương trình đầu tư nguồn vốn xi măng ,với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xóm đăng ký xây dựng đường bê tông, hiện đã có 3 xóm thưc hiện xong, trên địa bàn xã có các tuyến giao thông liên xóm với tổng chiều dài gần 12km , trong đó gồm đường đổ bê tông cấp phối và đường đất.
* Y tế
Nhờ có sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương nên trạm y tế của xã đã được đầu tư và xây dựng nâng cấp. Hiện nay trạm y tế xã đã có 1 phòng làm việc, 2 phòng điều trị, 8 giường bệnh, 1 bác sỹ, 4 y tá . Công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu trang thiết bị chữa bệnh, thuốc điều trị.
* Giáo dục
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của cả nước. Việc phát triển giáo dục trong toàn xã đã được UBND xã quan tâm chú trọng phát triển nhất là trong việc xây dựng trường lớp cũng như đẩy mạnh công tác đào tạo, đặc biệt như trường Tiểu học của xã đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Hiện nay trên địa bàn xã có 3 trường học bao gồm trường Mẫu giáo. Trường Tiểu học Việt Ấn và trường Trung học cơ sở Việt Ấn.
* Văn hóa
Thống kê trong xã có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, kinh,
nùng, sán chỉ, sán dìu....tỷ lệ đồng bào là người dân tộc thiểu chiếm 62,7%. Vì vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Việc tăng cường hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng được đẩy mạnh.
* Hệ thống điện, nước
- Hiện tại 100% số hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia. - Cấp nước sinh hoạt: Hiện tại xã Na Mao chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, người dân sử dụng chủ yếu là giếng đào và giếng khoan phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Cấp nước tưới nông nghiệp: Hiện nay trong địa bàn xã đã có 2trạm bơm nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho 14 xóm , đó là trạm bơm điện Cây Tranh và trạm bơm chính tắc và được dẫn bằng kênh mương để tưới.
4.1.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành
Những năm gần đây thực hiện việc đổi mới nền kinh tế cùng cả nước, xã Na Mao đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên nền kinh tế của xã vẫn tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và thương mại còn chưa phát triển.
Na Mao vẫn là xã nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay là: Nông nghiệp 97%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ là 3%. Hiện tại trên địa bàn xã có 3 đại lý bán thức ăn chăn nuôi, 2 cửa hàng nhôm kính, 2 cửa hàng sửa chữa xe máy. Thu nhập bình quân là 6.0 triệu đồng /người /năm.
4.1.2.4. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp trên địa bàn xã rất tốt, đất được sử dụng làm 2 vụ chính . Quỹ đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, nhìn chung được sử dụng tiết kiệm hợp lý. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Na Mao được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.4: Diện tích đất nông nghiệp xã Na Mao
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 927.90 1 Đất nông nghiệp NNP 811.57 1.1 Đất lúa nước DLN 197.08 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 25.08 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 238.74 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 293.50 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 22.15
( Nguồn: UBND xã Na Mao, 2013)
4.1.3. Đánh giá chung ĐKTN, KT - XH đối với việc phát triển hầm Biogas. 4.1.3.1 Cơ sở xây dựng phát triển công nghệ biogas ở xã Na Mao. 4.1.3.1 Cơ sở xây dựng phát triển công nghệ biogas ở xã Na Mao.
- Về điều kiện tự nhiên: Xã Na Mao có khí hậu phù hợp để có thể phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học (Biogas).
- Nhận được sự quan tâm của UBND huyện và các ban ngành liên quan cùng sự ủng hộ của người dân địa phương.
Đây là điều kiện cơ bản để xã Na Mao phát triển công nghệ khí sinh học rộng khắp trên địa bàn xã.
4.1.3.2 Những thuận lợi
Nhìn chung, Na Mao là một xã còn nghèo nhưng những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực .Vì vậy kinh tếđang ngày càng phát triển, những mặt hạn chế thì được khắc phục tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được. Người dân sản xuất nông nghiệp là chính, chăn nuôi rất phổ biến ở địa phương cung cấp nguyên liệu cho các hầm ủ Biogas. Điều kiện tự nhiên xã hội của xã tương đối thuận lợi cho các công trình xây dựng hầm Biogas: đất không bị sụt lún, nhiệt độ thích hợp cho VSV phát triển, các điệu kiện khác cũng rất thích hợp .
Nhận được sự quan tâm của UBND huyện và các ban ngành liên quan đã tài trợ một phần kinh phí cùng sự ủng hộ của người dân địa phương đối với việc xây dựng, phát triển hầm Biogas.
4.1.3.3 Những khó khăn
Na Mao là xã kinh tế còn nghèo, cách xa trung tâm huyện nên còn khó khăn cho việc giao lưu phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng và còn hạn chế về nhiều mặt.
Kinh tế còn chậm phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi. Chăn nuôi chủ yếu là quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, không tập trung thành trang trại. Chính vì vậy, gây nên khó khăn cho việc quản lý và xử lý môi trường.
Người dân làm nghề nông là chủ yếu, họ thường chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Người dân có thói quen sử dụng lượng phân động vật bón cho cây trồng một cách trực tiếp chứ không qua xử lý đúng cách.
4.2 Đánh giá tình hình sử dụng hầm Biogas tại xã Na Mao
4.2.1 Điều kiện lắp đặt hầm Biogas tại xã Na Mao
4.2.1.1 Kết quả điều tra đàn gia súc trên địa bàn xã
Qua điều tra 60 hộ chăn nuôi. Tổng số lượng lợn là 1248 con, số lượng trâu là 83 con, số lượng bò là 12 con. Với số lượng đàn gia súc như trên, hàng ngày khối lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi sẽ rất lớn.
Bảng 4.5 Lượng chất thải phát sinh trung bình ngày của gia súc
Loài vật
Lượng chất thải trung bình Lượng phân
( kg phân/con.ngày)
Lượng nước tiểu(lít nước tiểu/con.ngày
Lợn 1,2-1,4 10
Trâu, bò 15-20 5 – 7
( Nguồn: Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT Việt Nam 2007 – 2011)
Qua số liệu trên ta thấy lượng chất thải phát sinh là rất lớn, vì vậy việc quản lý, thải bỏ lượng chất thải này nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn là vấn đề quan trọng và cực kỳ cấp thiết.