4.2.2.1 Quy mô hầm biogas tại xã Na Mao
Bảng 4.7: Quy mô hầm biogas tại xã Na Mao năm 2014
Thể tích (m3 ) Số lượng ( cái) Tỷ lệ (%) ≤ 15 30 50 15-25 25 41.7 ≥ 25 5 8.3 Tổng 60 100
Nhận xét: Bảng số liệu trên đã phản ánh quy mô hầm biogas trên địa bàn xã Na Mao.Ở xã có hai kiểu hầm chính là hầm biogas có thể tích ≤ 15 m3 (nhỏ nhất là hầm cỡ 6 m3) là chủ yếu, 30 hầm (chiếm 50%) và hầm cỡ 15 – 25 m3 có 25 hầm chiếm 41.7 %, cỡ ≥ 25 m3.Ngoài ra có 5 hầm có cỡ >25 chiếm 8.3 % trong tổng số hầm (hầm lớn nhất là hầm cỡ 30 m3). Điều này phù hợp với tình hình chăn nuôi của xã. Xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, ít trang trại lớn nên tương ứng với đó là những hầm có thể tích nhỏ và vừa. Hầm có thể tích ≥ 25m3 chiếm tỷ lệ 8.3% mặc dù số lượng hầm ủở mức này còn ít nhưng lại tập trung chủ yếu vào những hộ gia đình sản xuất theo quy mô trang trại cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay trên địa bàn xã ngành chăn nuôi đang dần được phát triển hơn.
Hình 4.3. Quy mô hầm Biogas
4.2.2.2 Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm biogas
Qua điều tra 60 hộ gia đình, nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho hầm biogas là phân lợn với 1248 con, phân trâu với 83 con,phân bò 12 con và một số hộ gia đình còn sử dụng thêm phân gà, vịt. Phân người cũng là nguyên liệu cung cấp cho hầm biogas với hệ thống nhà vệ sinh được xây dựng kết hợp với hầm biogas. Hầu hết là vẫn sử dụng phân lợn làm nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho hầm biogas và đây vẫn là nguồn nguyên liệu chính mà người dân sử dụng trong vài năm tới.
Tuy nhiện, số lượng vật nuôi được xử lý chất thải theo phương pháp biogas là con số còn nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc chất thải chăn nuôi được sử dụng trực tiếp vẫn là phổ biến. Điều này sẽ gây ra những hậu quả xấu như lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi. Cần phải có biện pháp tuyên truyền hơn nữa để người dân chăn nuôi tập chung và xử lý chất thải sao cho hợp vệ sinh.
4.2.2.3 Mục đích sử dụng khí gas Bảng 4.8: Mục đích sử dụng Biogas tại xã Na Mao Lợi ích Số hộ sử dụng Đun nấu 48 Thắp sang 11 Máy phát điện 1
Nhận xét: Bảng số liệu trên cho ta thấy khí gas là nguồn năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Khí sinh học được dùng với mục đích: đun nấu, thắp sáng việc xây dựng hầm biogas không những cung cấp nhiệt năng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất mà còn giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong tổng số 60 hộđiều tra:
- Số hộ gia đình dùng biogas đểđun nấu:48 hộ, chiếm 80%.
- Số hộ gia đình dùng bigas để thắp sáng: 11 hộ, chiếm 18.33%. Biogas có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, là nguồn năng lượng quan trọng thay thế củi,điện… nhưng dùng gas để thắp sáng vẫn còn ít và hạn chế. Gas dùng để đun nấu vẫn là chính ở các hộ gia đình. Ngoài ra có 1 hộ dùng máy phát điện, chiếm 1.67%.
- Hình thức sử dụng khí biogas thể hiện qua biểu đồ sau:
4.2.2.4 Loại bếp sử dụng cho biogas
Có30/60 các hộ dùng bếp đôi đểđun nấu chiếm 50%.
Có 20/60 hộ được phỏng vấn dùng bếp đơn, bởi vì các hộ này có hầm biogas nhỏ và nhu cầu sử dụng gas không nhiều. Các hộ này ngoài sử dụng gas còn sử dụng củi và bình gas để đun nấu. Và 10/60 hộ sử dụng cả bếp đôi và bếp đơn. Phần lớn các hộ này ngoài việc sử dụng gas nấu ăn cho gia đình còn dùng gas để nấu thức ăn cho chăn nuôi hoặc nấu rượu. Tất cả các hộ sử dụng cả hai loại bếp thì đều có quy mô chăn nuôi trên 20 con lợn và thể tích hầm không dưới 15m3.
Hình 4.5 Loại bếp sử dụng cho biogas
4.2.2.5 Thời gian nấu ăn bằng biogas
Có 30/60 (chiếm 50%) hộ được phỏng vấn nấu ăn dưới 90 phút/ngày (dưới 30 phút/bữa). Đây là các hộ ít người và nấu ăn bằng bếp đơn là chủ yếu, đôi khi hộ nấu ăn bằng bếp củi. Có 20/60 (chiếm 33.33%) hộ nấu ăn trung bình từ 90 – 180 phút/ngày (từ 30-60 phút/bữa).
Có 10/60 (chiếm 17%) hộ nấu ăn trên 180 phút/ngày (trên 60 phút/bữa). Trong số này là những hộ nấu thức ăn chăn nuôi hoặc là nấu rượu hằng ngày.
Với thời gian nấu ăn như trên các hộ vẫn đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào để tạo khí gas.
Hình 4.6 Thời gian nấu ăn bằng biogas
4.2.2.6 Lượng khói trong nhà bếp
Bảng 4.9 Lượng khói trong nhà bếp so với trước
Tình hình Số hộ Tỷ lệ (%)
Không còn 41 68.3
Vẫn còn 19 31.7
Tổng 60 100
Nhận xét: Có 41/60 hộđược phỏng vấn nói rằng không còn khói trong nhà bếp, từ đó giảm đáng kể các bệnh về đường hô hấp.
Các hộ vẫn còn khói trong nhà bếp là vì họ vẫn còn dùng củi để đun nấu. Thế nhưng lượng khói đã giảm đi nhiều vì họ nấu ăn bằng biogas nhiều hơn bằng củi. Các hộ này chủ yếu là dùng bếp đơn nên khi nấu nướng nhiều họ sẽ dùng bếp củi bên cạnh.
4.2.2.7 Hiện trang sử dụng phụ phẩm biogas tại xã Na Mao
Qua điều tra 60 hộ gia đình sử dụng biogas thì có đến trên 80% các hộ gia đình sử dụng phụ phẩm để làm phân bón cho cây trồng. Nguồn chất thải sau khi được xử lý qua hầm biogas có hàm lượng hữu cơ rất cao có thể sử dụng làm phân bón đem lại hiệu quả và cho năng suất rất cao. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nó giúp giảm chi phí đầu tư của bà con vào cây trồng nông nghiệp. Bã thải này sử dụng để bón cho cây trồng cung cấp một lượng dinh dưỡng cao giúp cây dễ hấp thụ, không chỉ vậy bã thải còn giúp cho đất tơi xốp cho khả năng sử dụng cao nhất mà không gây ô nhiễm đất, thúc đẩy VSV có ích hoạt động. Theo điều tra về ý kiến hộ gia đình sử dụng thì bã thải biogas có chất lượng tốt. Mọi người cho biết ruộng lúa hay đồi chè mà bón bã thải biogas giúp cây phát triển rất tốt và cho năng suất cao.
4.2.3 Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của hầm biogas trên địa bàn xã Na Mao
4.2.3.1 Đánh giá hiệu quả về kinh tế từ việc sử dụng hầm biogas
Sau một thời gian nghiên cứu và điều tra, đề tài nhận thấy rằng: Mô hình Biogas đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, nó không những thuận tiện cho việc đun nấu, giải quyết vẫn đề ô nhiễm môi trường mà còn đem lại những lợi ích kinh tế.
* Lượng hóa bằng tiền giá trị lợi ích
- Dùng gas để đun nấu giúp người dân thay thế nguồn năng lượng là củi, theo ý kiến của người dân nếu dùng củi để đun nấu thì một gia đình tiêu thụ khoảng 25kg củi/ngày và giá củi bán ra thị trường là 700 đồng /kg. Vậy trong một tháng nếu dùng củi để đun nấu hoàn toàn thì một gia đình phải chi tầm 525.000 đồng cho việc mua củi để đun nấu. Khi có gas thay thế để đun nấu thì một tháng một gia đình bớt được 525.000 đồng tiền mua củi để dùng vào mục đích khác.
4.2.3.2 Đánh giá hiệu quả về môi trường từ việc sử dụng hầm biogas tại xã Na Mao
Bảng 4.10 Nhận xét của người dân về hầm khí sinh học đối với môi trường
Số lượng hầm ủ Ý kiến trả lời
Rất tốt Tốt Bình thường
60 25 30 5
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Nhận xét: việc sử dụng các hầm biogas đem lại lợi ích rất cao cả về kinh tế và môi trường.Đó là các ý kiến rất trung thực, khách quan của người dân về biogas. Qua bảng 4.10 ta thấy có 55/60 phiếu điều tra có ý kiến cho rằng hiệu quả của biogas rất cao.
Có 25/60 số phiếu có ý kiến cho rằng là rất tốt(chiếm 41,7 %) họ đã nhận ra được lợi ích cụ thể mà biogas đem lại các hộ đều không nhận thấy mùi hôi thối của phân, phân không gây ô nhiễm khu vực xung quanh chuồng trại, ít ruồi muỗi, sạch sẽ, các VSV gây bệnh đã bị phân hủy làm cho môi trường được tốt hơn, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Có 30/60 số phiếu điều tra cho rằng là tốt vì họ không còn cảm thấy có mùi hôi thôi nữa,biogas đem lại lợi ích kinh tế rất cao. Chỉ có 5 hộ cho rằng là bình thường vì họ chưa nhận ra giá trị cụ thể mà biogas đem lại nó thiết thực như thế nào về môi trường sống của họ. Vì vậy cần phải giải thích, tuyên truyên cho họ hiểu sâu hơn về lợi ích của biogas đem lại cho môi trường sống chúng ta.
Các hầm biogas đã tạo cho người dân sử dụng hầm khí cũng như những hộ dân xung quanh một cảnh quan môi trường sống trong lành, ít dịch bệnh
hơn. Biểu đồ thể hiện ý nghĩa của việc sử dụng hầm biogas đối với môi trường sống.
Hình 4.7 Ý nghĩa của hầm biogas đối với môi trường sống
Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả về môi trường giữa hộ sử dụng biogas và hộ không sử dụng biogas:
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả về môi trường giữa hộ sử dụng biogas và hộ không sử dụng biogas
STT Hiệu quả về
môi trường Hộ sử dụng biogas
Hộ không sử dụng biogas
1 Cải thiện về mặt vệ sinh
- Không khói bụi,nóng bức giảm dần - Giảm bệnh đau mắt,bệnh truyền nhiễm - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu - Đun nấu sinh ra khói bụi nhiều dẫn đến nóng bức;bệnh đau mắt tăng lên - Thuốc trừ sâu sử dụng cũng nhiều hơn 2 Chất thải hữu cơ - Chất thải được xử lý tốt,chất thải rắn và nước thải đã qua xử lý ít gây ô nhiễm môi trường hơn - Chất thải hữu cơ chưa được xử lý đã đem bón cho cây trồng làm ô nhiễm môi trường 3 Tài nguyên rừng - Hộ sử dụng gas đã hạn chế một phần đáng kể nạn chặt phá rừng - Việc chặt phá rừng lấy củi đốt ngày càng tăng 4 Các chất khí thải - Gỉam phát thải khí nhà kính Các chất khí do đun nấu tăng nên nhiều
Qua bảng 4.11 ta thấy hiệu quả môi trường mà biogas đem lại là rất lớn, so sánh giữa hộ có sử dụng biogas với hộ không sử dụng thì rõ ràng hộ sử dụng biogas có hiệu quả xử lý môi trường rất tốt như không còn khói bụi trong nhà bếp, giảm được các bệnh truyền nhiễm, chất thải hữu cơ được xử lý rất tốt, hạn chếđược nạn phá rừng…còn đối với hộ không sử dụng biogas thì hoàn toàn ngược lại so với hộ sử dụng biogas.
4.2.3.3 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội từ việc sử dụng hầm biogas
- Việc sử dụng hầm Biogas, có mục đích quan trọng là giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và đem tới làng quê cuộc sống văn minh hơn. Từ đó có thể đánh giá rộng hơn hiệu quả xã hội khi thực hiện tốt hơn nữa, xây dựng nhiều hầm Biogas hơn nữa.
- Lợi ích xã hội đầu tiên phải kể đến là những người đáng được quan tâm trong xã hội là phụ nữ và trẻ em. Sử dụng hầm Biogas sẽ giải phóng phụ nữ và trẻ em, buổi sáng không phải dậy sớm, buổi trưa và tối tiết kiệm thời gian gắn với công việc bếp núc trong một ngày từ 1 – 3 giờ; giảm việc tiếp xúc với khói củi, rơm, rạ về mùa hè không phải chịu nóng nực của khí hậu với sức đốt của củi. Tiết kiệm cho phụ nữ thời gian làm việc để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Các hiệu quả trên cho thấy cuộc sống của người dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện hơn,văn minh hơn.Cơ sở vật chất của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao về mọi mặt.
4.3. Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm Biogas
4.3.1 Những vấn đề còn tồn tại khi sử dụng hầm biogas tại xã Na Mao
- Việc phát triển công trình biogas còn chưa tương xứng với nguồn nguyên liệu của xã .
- Ngành chăn nuôi của xã tuy phổ biến nhưng chưa phát triển mạnh, người dân vẫn còn thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng.
- Công trình xây dựng hầm biogas cũng khá tốn kém, nền kinh tế của xã lại chưa cao nên nhiều hộ dân có nhu cầu vẫn chưa thể xây dựng được hầm biogas cho gia đình mình, thủ tục vay vốn còn gặp nhiều khó khăn tốn nhiều thời gian.
- Khi có sự cố về hầm biogas thì việc sửa chữa vẫn còn chậm do trên địa bàn xã còn ít đội xây dựng .
4.3.2 Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hầm biogas
4.3.2.1 Giải pháp quản lý
UBND xã tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng dân cư về ô nhiễm môi trường trong cuộc sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh,.
Tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với quản lý nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp nhất là lĩnh vực chăn nuôi. Có chính sách khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải.
- Đào tạo đội ngũ thợ xây lành nghề, có chuyên môn cao để xây dựng và sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra.
4.3.2.2 Giải pháp kỹ thuật
- Khắc phục sự cố của hầm biogas
Bảng 4.12 Các phương pháp khắc phục sự cố hầm biogas
Hiện tượng Các vấn đề nảy sinh Phương pháp giải quyết
Áp lực gas quá thấp hoặc giảm nên không sử
dụng được gas
Nguyên liệu đầu vào ít Bố sung nguyên liệu theo đúng yêu cầu thể tích của hầm. Nắp của bể phân hủy bị rò rỉ
Kiểm tra nếu thấy có bong bong nước ở trên bề mặt nước tức là có hiện tượng rò rỉ, tiến hành mở nắp hầm và trát kín sau đó đậy nắp lại.
Ống dẫn khí hoặc van bị rò rỉ Dùng bọt xà phòng để kiểm tra chỗ bị rò rỉở van, các chỗ nối ống dẫn khí.
Có cặn đóng trong ống dẫn khí của bể phân hủy
Tháo đoạn nối giữa ống dẫn khí và đường vào hầm phân hủy sau
đó dùng que mỏng hoặc bàn chải mềm để cạo chất cặn gây tắc
ống.
Vòm cốđịnh bị nứt
Đào đất xung quanh vòm rồi dùng bọt xà phòng để kiểm tra chỗ
rò rỉ.
Nơi nào xuất hiện bong bong chứng tỏđó là chỗ bị rò rỉ. Dùng bơm hoặc nạo vét hết cặn lắng ra khỏi hầm, rửa sạch hầm và kiểm tra chỗ nứt bên trong vòm cốđịnh. Đập vỡ ximang cũ xung quanh vết nứt rồi trát ximang mới vào, gia cốđể chống thầm. Có váng đóng trên bề mặt bể Mở nắp bể và đổ thêm nước. Dùng gậy gỗ khấy trộn cho tới khi
Áp lực gas bình thường nhưng khí gas thoát nhanh phân hủy. váng tan ra thì đóng nắp bể lại. Có nhiều chất cặn lắng bị
chìm dưới đáy. Mở đường tháo cho các chất cặn bịđẩy ra ngoài. Có váng đóng trên bề mặt
hầm. Dùng gậy để khấy đảo lớp váng sau đó xúc ra ngoài.
Áp lực quá lớn
Ống dẫn khí bị tắc Dùng gậy để thông ống
Khí trong bể áp lực quá lớn. Làm sạch khu vực tháo nguyên đã sử dụng và đường cống thoát bằng cách nạo vét bã thải đem sử dụng.
Áp lực khí không ổn định
Nước bị ngưng tụ trong ống dẫn khí
Mở van của ngăn ngưng tụđể cho thoát nước trong ống sau đó
đóng chặt van lại Đủ áp lực nhưng gas có mùi khó chịu và không cháy