Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP QĐ chi nhánh Bình Dương (Trang 72)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

3.2.7.1. Cơ s gii pháp

Con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp và đặc biệt là trong lĩnh vực NH. Đội ngũ cán bộ NH hình thành nên nhịp điệu hoạt động của NH, cho nên việc có thực hiện được chiến lược kinh doanh hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ này. Có thể thấy, CBTD là người trực tiếp tiếp xúc với hồ sơ vay vốn của KH. Vì vậy, CBTD phải có trình độ chuyên môn, có lòng yêu nghề, tính trung thực, thẳn thắn trong công việc.

3.2.7.2. Gii pháp c th

- Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ mới và hoàn thiện về thực tế

là chủ yếu.

- Đối với những cán bộ đã qua đào tạo thì nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết, giúp các cán bộ này vững vàng hơn trong trình độ nghiệp vụ, phản ứng nhanh nhất với sự biến đổi nhạy cảm của thị trường.

- Quản lý cần nắm bắt trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộđể bố trí làm việc tại các vị trí phù hợp, giúp cán bộ phát huy được năng lực sở

trường.

- Có chính sách đánh giá cán bộ để khuyến khích các cán bộ có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao và xử lý kịp thời đối với những cán bộ yếu kém không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ nhằm tạo động lực phấn đấu, tránh trì trệ

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động SVTH: Lê Võ Liễu Hoàng Cho Vay Ngắn Hạn Tại MB Bình Dương

- Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao công tác tuyển chọn, chú trọng đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực, nghiệp vụ cụ thể để các CBTD không chỉ khai thác các KH mới, giữđược KH cũ, mà còn phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng.

- Ngoài ra, NH nên đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhưđào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm, cử đi đào tạo tại Hội sở chính hoặc nước ngoài, mời chuyên gia giảng dạy,... để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho công việc. Mặc khác, cần phải sắp xếp lại đội ngũ CBTD. Những cán bộ nào chưa

đáp ứng được yêu cầu thì cho đi đào tạo lại, còn những cán bộ nào không đáp ứng

được yêu cầu thì chuyển sang làm công việc khác.

3.2.7.3. D kiến kết qu

Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi CBTD là những người trực tiếp tiếp xúc và thụ lý hồ sơ vay vốn của KH, có vai trò quan trọng trong quy trình tín dụng thông qua việc phân tích,

đánh giá tình hình hoạt động của KH. Để từ đó cho ra những quyết định xét duyệt có cho vay hay không. Việc nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD giúp cho việc xử lý những công việc tại NH diễn ra một cách nhanh gọn, đảm bảo tín hiệu quả của công việc, hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại do những nguyên nhân chủ

quan gây ra trong khi phân tích, xét duyệt khoản vay cũng như việc theo dõi, đánh giá KH sau khi giải ngân.

Trên đây là những giải pháp có thể áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH mà quan trọng nhất là hoạt động cho vay ngắn hạn. Mỗi giải pháp có những tác dụng riêng, vì vậy để

các giải pháp này phát huy hiệu quả cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp trên. Tuy nhiên, khi rủi ro thật sự xảy ra thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để

có những giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP QĐ chi nhánh Bình Dương (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)