Loại hình sử dụng đất 2L-1M

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa - Lúa xuân - Ngô đông; Lúa mùa - Lúa xuân - Rau đông.

- Lúa xuân muộn: Gieo 25/2 - 05/3 với các giống lúa: Nhị ưu 838, Tam nông, KD18… có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp hương, tám thơm các loại.

-Thời vụ gieo trồng:

Bảng 4.5. Thời vụ gieo trồng nhóm giống dài han, trung hạn và ngắn hạn.

Nhóm giống Tên giống Vụ xuân Vụ mùa Tuổi mạ

Dài hạn BH88, KI24 Bao thai… 25-30/12 1/7-20/7 7-8 lá Trung hạn B55, CB13, Tam nông… 5-10/1 15/7-25/7 6-7 lá Ngắn hạn Khang dân, Q2, Nếp … 20/2-15/3 20/6-10/7 5-6 lá

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trùng Khánh)

+ Đối với giống ngắn ngày: tuổi mạ gieo trồng từ 4-5 lá - Ngô đông:

+ Thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: Ngô lai 999, K54,Q3, NK4300 và một số giống ngô địa phương.

+ Thời vụ và cách gieo trồng: Lượng giống sử dụng từ 12-13 kg/ha. Thường gieo 1 hạt/1 lỗ, vì vậy nên làm bầu thêm một ít cây để trồng dặm. Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 30cm hoặc hàng cách hàng 75cm, cây cách cây 35cm.

- Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 - 100 ngày như: Cà chua, cải bắp, xu hào, mướp đắng….

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)