Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thủ Sỹ - Huyện Tiên Lữ - Tỉnh Hưng yên giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
26 PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4.1 Kết quả điều tra tình hình cơ bản
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thủ Sỹ có tổng diện tích là 560 ha, nằm ở phía Tây của huyện Tiên Lữ. Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Trung Nghĩa và xã An Viên;
- Phía Nam giáp xã Phương Chiểu, xã Tân Hưng và tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp xã Phương Chiểu và xã Liên Phương (Thành phố Hưng Yên); - Phía Đông giáp xã Thiện Phiến.
Xã Thủ Sỹ là vùng phụ cận của Thành phố Hưng Yên, trên địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 39A và đường Huyện lộ 61 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, địa hình không bằng phẳng, cao độ nền dốc dần từ Bắc xuống Nam, cốt cao trung bình khu vực là 3,0 - 3,1 m, tuy nhiên địa hình xã vẫn thuộc vùng trũng do vậy việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão.
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Thủ Sỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên thời tiết trong năm được phân làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; - Mùa đông: Lạnh, hanh khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Qua số liệu điều tra hàng năm cho thấy, những tháng có nhiệt độ cao kèm theo mưa lớn tập trung vào tháng 6, 7 (nhiệt độ trung bình từ 35 - 370C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, có năm nhiệt
27
độ xuống dưới 100C kèm theo sương muối. Do đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như việc bố trí giống cây trồng cho sản xuất.
Lượng mưa trung bình năm là 1.728,9mm, mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và mưa ít nhất là các tháng 12, 1, 2.
Với nền nhiệt độ cao và lượng mưa khá, cho phép phát triển nhiều loại giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt bao gồm tập
đoàn cây nhiệt đới phát triển vào mùa hè và rau quả ôn đới vào mùa đông. Tuy nhiên, khí hậu của xã cũng có những bất lợi như mùa mưa tập trung vào một thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng và kèm theo mưa bão. Thời kỳ
mùa lạnh cũng xuất hiện những đợt rét hại ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng và đàn gia súc. Do vậy, đòi hỏi phải chú trọng cơ cấu mùa vụ, cây trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế những yếu tố bất thuận và phát huy tốt nhất những thuận lợi của nguồn tài nguyên khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.1.1.4 Thủy văn
Xã Thủ Sỹ có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, gồm nước trong các ao hồ nhỏ, nước được cung cấp từ sông Luộc và sông Lê Như Hổ qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương lấy nước tưới cho cây trồng. Tuy nhiên, nguồn nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý tốt.
Nguồn nước ngầm của xã Thủ Sỹ cũng khá dồi dào, hiện nay đã đủ
cung cấp nước sinh hoạt cho 100% dân cư trong xã. Tuy nhiên, chất lượng nước theo đánh giá ban đầu là chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn về nước sạch của Quốc gia.
28
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua xã đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề
ra hàng năm. Đến nay đã đạt được một số kết quả, kinh tế tiếp tục có bước phát triển khá.
Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 39A và đường Huyện lộ 61 đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, kinh tế xã phát triển theo hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Kinh tế công nghiệp dịch vụ chiếm vị trí chủđạo nên phần lao động được giải quyết khá triệt để, kinh tế
phát triển và thu nhập của người dân cũng tăng cao hơn.
Thời gian tới vẫn định hướng chú trọng phát triển kinh tế theo hướng lấy kinh tế công nghiệp dịch vụ là chủđạo đồng thời đảm bảo phát triển nông nghiệp, đáp ứng tối thiểu nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm cho người dân trong xã.
4.1.2.2 Giáo dục – đào tạo.
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xã Thủ Sỹ đã có rất thuận tiện cho công dân địa phương học tập từ mầm non đến THPT. Hệ thống các nhà trường do địa phương quản lý, từ giáo dục mầm non đến bậc trung học cơ
sở đã có nhiều vượt bậc. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư, quy mô trường lớp ổn định, chất lượng giáo dục đào tạo
được giữ vững. Cơ sở vật chất trường học ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và chuẩn hóa. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở các bậc học tăng dần qua các năm, tỷ lệ học sinh THCS vào THPT đạt trên 95 %.
29
4.1.2.3 Y tế
Công tác y tế, dân số, KHHGĐ có nhiều biến chuyển tích cực. Cơ sở
vật chất và mạng lưới y tế được củng cố phát triển, trạm y tế được đầu tư xây mới, nâng cấp với kinh phí vài trăm triệu đồng. Xã đã tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ của y tế tuyến cơ sở, đặc biệt trong việc thực hiện các chương trinh y tế quốc gia về phòng dịch bệnh ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nhiều năm qua y tế của xã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bào tiêm phòng
đầy đủ cho tất cả số trẻ trên địa bàn, không để xảy ra dịch bệnh. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho công dân trong xã biết được các kiến thức tự
chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của ngành y tế.
4.1.2.4 Dân số, lao động
* Dân số
Xã Thủ sỹ gồm có 6 thôn, có tổng diện tích tự nhiên là 560 ha. Toàn xã có 2365 hộ với tổng dân số là 9539 người, cơ cấu hộ gia đình là 4 người/ hộ. Toàn xã có 6 thôn, trong đó đông dân nhất là thôn Tất Viên và ít nhất là thôn Tây Lĩnh.
* Lao động
Toàn xã có 5866 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao.
Bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, nâng cao học vấn và giải quyết việc làm đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
30
Bảng 4.1 Tình hình dân số, lao động của xã Thủ Sỹ
Dân cư Lao động
Chỉ tiêu Số lượng ( Người ) Cơ cấu ( % ) Chỉ tiêu Số lượng ( Người ) Cơ cấu ( % ) Tổng số dân cư 9539 100 Tổng số lao động 5866 100
Nam 5416 56,78 Nông nghiệp 3825 34,79
Nữ 4123 43,22 Phi nông
nghiệp 2041 65,21
4.1.2.5 Văn hóa – xã hội
Hoạt động văn hóa – thông tin, thể thao được đẩy mạnh. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” ở khu dân cư được phát triển mạnh mẽ, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ” được phát động sâu rộng, với mục tiêu, nội dung rất cụ thể trong việc xây dựng cộng đồng, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc ở mỗi gia đình. Phong trào đã được mọi tầng lớp nhân dân địa phương
ủng hộ, tự giác và tích cực tham gia, tạo ra một nếp sống mới – nếp sống văn minh. Đến nay tất cả các thôn, xóm trên địa bàn xã đều có đội văn nghệ quần chúng, thường xuyên sinh hoạt với số lượng ngày càng đông. Các đội văn nghệ thường xuyên tổ chức giao lưu với nhau, tạo ra nhiều niềm vui và động lực để tập trung vào sản xuất tạo thêm thu nhập cho gia đình, giúp cải thiện
đời sống. Ngoài việc phát triển mang tính phong trào thì đây cũng là một thế
31
Bên cạnh đó thì phong trào thể thao cũng được qun tâm và phát triển rất mạnh. Xã đã tổ chức được các câu lạc bộ như : Dưỡng sinh, võ thuật, cầu lông, cờ tướng, bóng đá….tại các thôn xóm ngày càng thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát động sâu rộng, số người tập luyện TDTT tăng nhanh, sân chơi, bãi tập được quan tâm đầu tư xây dựng. Các câu lạc bộ,
điểm, nhóm TDTT ra đời và hoạt động có hiệu quả.
Hiện nay toàn xã có các tổ chức xã hội đó là Hội người cao tuổi; Hội chữ thập đỏ; Hội khuyến học; Hội liên hiệp Thanh niên; Hội cựu chiến binh; CLB cờ tướng; CLB văn nghệ quần chúng. Các tổ chức xã hôi hoạt động ở
các lĩnh vực khác nhau song đều có chung một mục đích chung là tham gia xây dựng địa phương phát triển toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội.
Với những thành tích xây dựng địa phương, trong suốt những năm qua,
Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, nhiều tập thể và cá nhân đã được Đảng Nhà nước Chính phủ và tổ chức cấp trên khen thưởng với nhiều danh hiệu thi đua xuất sắc. Đón nhận các phần thưởng cao quý đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Thủ Sỹ lại càng phải cố gắng hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, phát huy tối đa các tiềm lực, thế mạnh của địa phương, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khắc phục những hạn chế tồn tại, thực hiện tốt phong trào yêu nước, quyết tâm xây dựng một cuộc sống đầy đủ,
32 4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Thủ Sỹ Bảng 4.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2013 Thứ Tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ ( % ) ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) ( 5 ) Tổng diện tích tự nhiên 558,74 100 1 Đất nông nghiệp NNP 379,41 67,90 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 334,57 59,88 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 313,55 56,12 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 306,43 54,84
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 7,13 1,28
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 31,02 5,55 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NST 34,84 6,24 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 179,18 32,07
2.1 Đất ở OTC 91,38 16,35
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 91,38 16,35
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 62,95 11,13
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình CTS 0,38 0,07
2.2.2 Đất quốc phòng CQP
2.2.3 Đất an ninh CAN
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,76 0,14 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 61,81 11,06 2.2.6 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,03 0,01
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,56 0,46
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11,14 2,00
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 11,16 2,00
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 0,15 0,03
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,15 0,03
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
33
Qua bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã Thủ Sỹ là 556,74 ha. Phần diện tích được khai phá đưa vào sử dụng gồm 3 loại chính.
• Nhóm đất nông nghiệp
- Xã Thủ Sỹ có 379,41 ha đất nông nghiệp, chiếm 67,90 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã, đất sản xuất nông nghiệp có 334,57 ha chiếm 59,88 % diện tích tự nhiên của xã, đất trồng cây hàng năm có diện tích là 313,55 ha chiếm 56,12 % diện tích đất tự nhiên, đất trồng lúa có diện tích là 306,43 ha chiếm 54,84 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 31,02 ha chiếm 5,55 % diện tích đất tự nhiên, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 34,84 chiếm 6,24 % diện tích đất tự nhiên.
• Nhóm đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã Thu Sỹ là 179,18 ha chiếm 32,07 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó :
- Đất ở 91,38 ha chiếm 16,35 %.
- Đất chuyên dùng 62,95 ha chiếm 11,13 %.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,76 ha chiếm 0,14 %. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,56 ha chiếm 0,46 %.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 11,16 ha chiếm 2,00 %. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,14 ha chiếm 2,00 %.
• Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của xã Thủ Sỹ là 0,15 ha chiếm 0,03 %. Chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích
đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại ven bờ các con sông, hay bị ngập úng nên bị bỏ hoang. Trong thời gian tới chính quyền xã sẽ đưa ra các biện pháp
34
4.2.2 Công tác quản lý đất đai của xã Thủ Sỹ
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý đất đai nên trong thời gian qua UBND xã Thủ Sỹđã có nhiều cố gắng để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, luôn thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai năm 2003 quy định như sau :.
Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm định về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
au khi Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật có hiệu lực, UBND xã Thủ Sỹ đã tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn cho cán bộ và tuyên truyền cho nhân dân, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
Đến nay địa giới hành chính giữa các xã với các đơn vị xã giáp ranh trong huyện đã được xác định bởi các mốc giới cố định trên thực địa và đều
được chuyển vẽ lên bản đồ. Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Đến nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật tiên tiến với các tỷ lệ từ 1/500 đến 1/2.000. Việc lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được thực hiện tốt theo quy định định kỳ 5