GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT HÀ ĐÔNG.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông-Hanosimex (Trang 79)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG-

3.2/GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT HÀ ĐÔNG.

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT HÀ ĐÔNG.

Từ những hạn chế và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông đã nêu ở trên, với những kiến thức đã được học trong nhà trường và kiến thức thực tế tôi xin đưa ra những giải pháp hoàn thiện sau:

Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Do đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần Dệt Hà Đông gồm có hai nhà máy là : Nhà máy Dệt, Nhuộm và nhà máy May nên công ty có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo bộ phận sử dụng, tức là tập hợp các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh thực tế riêng rẽ từng nhà máy. Trong từng nhà máy sẽ mở các tài khoản chi tiết tập hợp từng loại chi phí phát sinh như sau:

TK 621D: Chi phí NVLTT

TK 621D1: Chi phí NVLTT nhà máy Dệt, Nhuộm TK 621D2: Chi phí NVLTT nhà máy May

TK 622D: Chi phí nhân công trực tiếp

TK 622D1: Chi phí nhân công trực tiếp nhà máy Dệt, Nhuộm TK 622D2: Chi phí nhân công trực tiếp nhà máy May

TK 627D: Chi phí sản xuất chung

TK 627D1: Chi phí SXC nhà máy Dệt, Nhuộm

TK 627D11: Chi phí nhân viên nhà máy Dệt, Nhuộm TK 627D121: Chi phí phụ tăng nhà máy Dệt, Nhuộm TK 627D122: Chi phí dầu FO nhà máy Dệt, Nhuộm

TK 627D123: Chi phí vật liệu khác nhà máy Dệt, Nhuộm TK 627D13: Chi phí CCDC nhà máy Dệt, Nhuộm

TK 627D14: Chi phí KHTSCĐ nhà máy Dệt, Nhuộm TK 627D171: Chi phí điện nhà máy Dệt, Nhuộm

TK 627D172: Chi phí sửa chữa lớn nhà máy Dệt, Nhuộm TK 627D173: Chi phí mua ngoài nhà máy Dệt, Nhuộm

TK 627D2: Chi phí sản xuất chung nhà máy May ( Các TK cụ thể mở tương tự)

Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất

• Kế toán chi phí NVL TT

Công ty nên sử dụng bảng phân bổ NVL, CCDC để theo dõi được việc xuất dựng NVL hàng quý cho từng đối tượng sử dụng đồng thời phản ánh được việc phân bổ CCDC và đảm bảo đúng theo trình tự hạch toán của phương pháp Nhật ký- chứng từ mà công ty đang áp dụng. Từ số liệu cua công ty, ta có thể lập Bảng phân bổ NVL, CCDC như sau:

Quý II/2009 STT Ghi có các TK Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK) TK 1521D TK1522D TK1523D TK 1524D TK 153D Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Tk 621D- Chi phí NVLTT 13,127,055,32 1 31,419,885 Tháng 4 3,822,435,954 9,489,287 Tháng 5 4,464,766,625 9,541,381 Tháng 6 4,839,852,742 12,389,217 2 Tk 627D- Chi phí SXC 117,701,901 2,258,483,80 4 205,703,57 5 6,728,636 Tháng 4 84,368,799 747,427,767 43,509,889 1,038,636 Tháng 5 7,043,396 699,789,432 80,256,310 440,000 Tháng 6 26,289,706 811,266,605 81,937,376 5,250,000 3 TK 641D- Chi phí bán hàng 2,890,269 6,405,827 Tháng 4 890,4 50 2,045,678 Tháng 5 1,023,4 50 2,347,809 Tháng 6 976,3 69 2,012,340 4 TK 642D- Chi phí quản lý

• Hoàn thiện kế toán chi hí phải trả TK 335

Kế toán công ty nên tiến hành trích trước khoản chi phí lương nghỉ phép và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng kỳ vào chi phí sản xuất đều đặn theo kế hoạch. Cuối niên độ kế toán, nếu thực tế không sử dụng hết thì hạch toán số chưa sử dụng hết ghi giảm chi phí. Để tập hợp chi phí phải trả, công ty phải sử dụng bảng kê số 6

Phương pháp kế toán

Khi trích trước theo kế hoạch chi phí phải trả vào chi phí SX, kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 642

Có TK 335

Khi chi phí phải trả thực tế phát sinh: Nợ TK 335

Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép

Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Cuối kỳ thực tế không chi hết ta ghi giảm chi phí: Nợ TK 335

Có TK 622, 627, 642

Nếu thực tế lớn hơn số đã trích thì ghi tăng chi phí bình thường

• Công ty nên sử dụng Bảng kê số 4 để tập hợp chi phí rõ ràng, đầy đủ tại từng phân xưởng sử dụng, đồng thời cũng tiện so sánh, đối chiếu số liệu và lấy số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký- chứng từ số 7. Công ty có thể sử dụng mẫu Bảng kê số 4 sau: Mẫu số S04b4-DN- Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính.

• Hoàn thiện kế toán phế liệu thu hồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo em, bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên hạch toán phần phế liệu xuất kho tính cho khoản mục chi phí NVLTT( cụ thể là tính vào chi phí NVL chính trực tiếp) để giúp cho công tác tính giá thành được đầy đủ, rõ ràng, chính xác

Khi xuất kho phế liệu cho sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 621D

Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 154D để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154D

Có TK 621D

 Hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm

- Công ty nên áp dụng kỳ hạch toán theo tháng để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và hoạt động SXKD ngắn hạn, đồng thời thông tin kế toán phát huy kịp thời, đảm bảo số liệu chính xác trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.

- Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang, công ty nên đánh giá riêng từng loại sản phâm dở dang ở các nhà máy khác nhau. Điều này có thể thực hiện được trước hết công ty phải tập hợp chi phí SX theo phân xưởng. Theo đó, tại từng nhà máy sẽ có sản phẩm cuối cùng và sản phẩm dở dang riêng rẽ. Sản phẩm cuối cùng của nhà máy Dệt, Nhuộm là “NVL” cho sản xuất sản phẩm nhà máy May. Khi chi phí phát sinh tại từng nhà máy được tập hợp rõ rang, đầy đủ sẽ đánh giá được sản phẩm dở dang tại từng nhà máy một cách chính xác, không chồng chéo, phức tạp tạo điều kiện tính giá thành sản phẩm cuối cùng.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu. Giá thành sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh, một thứ vũ khí sắc bén để chiến thắng trên thị trường. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, hợp lý và chính xác có ý nghĩa rất to lớn đối với mỗi doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Dệt Hà Đông tuy mới tiến hành cổ phần hóa và hạch toán tự chủ một thời gian không dài nhưng công ty đang phát triển hoàn thiện và giành được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của công ty đã tương đối hoàn thiện, có nhiều ưu điểm, phù hợp với đặc điểm SXKD và cung cấp chính xác, kịp thời những thông tin hữu ích cho Ban giám đốc trong việc ra các quyết định kinh doanh như: Quyết định giá, quyết định mở rộng thị trường, quyết định mở rộng hoạt động SXKD…Kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phâm rất được coi trọng và chú ý hoàn thiện nhằm đưa ra được những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty và nâng cao tính cạnh tranh của thương hiệu, đặc biệt là trên thị trường xuất khẩu với yêu cầu cao và canh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để công việc hạch toán chi phí, giá thành hiệu quả hơn góp phần đắc lực vào việc tăng lợi nhuận và phát triển bền vững của công ty.

Dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập tại công ty, em đã có đưa ra những nhận xét, phân tích nhược điểm và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phân Dệt Hà Đông. Mặc dù đã cố gắng đi sâu, tìm hiểu nhưng do kiến thức thực tế có hạn nên còn nhiều thiếu sót, do đó em rất mong có những ý kiến của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin cám ơn cô giáo Phạm Thị Minh Hồng và tập thể cán bộ công nhân viên phòng KTTC công ty cổ phần Dệt Hà Đông đã giúp em hoàn thành thời gian thực tập hữu ích và viết báo cáo chuyên đề thực tập này

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông-Hanosimex (Trang 79)