Những mặt còn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông-Hanosimex (Trang 75)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG-

3.2.2. Những mặt còn hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Hiểu rõ bản chất những yếu điểm này sẽ rất hữu ích cho việc sửa đổi và hoàn thiện, từ đó công việc hạch toán càng chính xác và hiệu quả hơn. Những mặt tồn tại là:

 Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Thứ nhất: Về xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty.

Hiên nay, công ty tập hợp chi phí phát sinh theo từng nội dung chi phí, từng loại chi phí và thực hiện mở các tài khoản tổng hợp và chi tiết theo từng nội dung chi phí phát sinh ( CP NVLTT; CP nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí phụ tăng, chi phí khấu hao TSCĐ…) Tập hợp chi phí theo cách này giúp cho việc tính toán và phân bổ các chi phí liên quan đến giá thành được dễ dàng, nhanh chóng, song không xác định và đánh giá được chính xác từng loại chi phí phát sinh ở từng nơi phát sinh chi phí. Do việc sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện qua nhiều công đoạn và ở hai nhà máy khác nhau: Nhà máy Dệt, Nhuộm và nhà máy May nên không xác định được chi phí riêng rẽ từng nhà máy sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá hoạt động từng nhà máy có hiệu quả hay không, sử dụng chi phí có hợp lý hay không…từ đó tổ chức quản lý chi phí, kiến nghị các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sẽ không được chính xác và hiệu quả.

Thứ hai: Về vấn đề hạch toán chi phí NVL TT

Tại công ty không sử dụng Bảng phân bổ NVL, CCDC mà hàng ngày khi xuất NVL, CCDC cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng trực tiếp Phiếu xuất kho để ghi sổ. Bỏ qua Bảng phân bổ này tuy không ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuối quý nhưng không phản ánh được tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho trong quý dùng cho các đối tượng sử dụng, đồng thời không phản ánh được sự phân bổ giá trị CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm, hoặc trên một năm đang được phản ánh trên TK 142, TK 242. Bên cạnh đó, công ty hạch toán tổng hợp theo phương pháp Nhật ký-chứng từ

mà không có Bảng phân bổ NVL, CCDC là thiếu chứng từ, không đúng với chế độ kế toán hiện hành,

Thứ ba, Về kế toán chi phí phải trả: TK 335

Thực tế tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông, hàng năm vẫn có khoản thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất và có phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc hạch toán khoản chi phí này là hạch toán định kỳ có phát sinh thực tế. Cách hạch toán này cũng làm cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không ổn định giữa các kỳ kế toán.

Thứ tư, Về sổ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Hiện tại, công ty không sử dụng Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí SXKD theo phân xưởng để tập hợp chi phí phát sinh hàng ngày mà tập hợp thẳng trên Nhật ký- chứng từ số 7. Việc này tuy không ảnh hưởng đến tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ nhưng lại không phản ánh được chi phí phát sinh tại từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc từng loại sản phẩm. Từ đó, gây khó khăn và thiếu chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm. Mặt khác, công ty cũng không quản lý được chi phí từng phân xưởng để đánh giá hoạt động và đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hữu hiệu.

Thứ năm: Kế toán phần phế liệu thu hồi.

Trong quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty, phế liệu thu hồi chủ yếu là sợi rối, sợi ngắn các loại.Một phần phế liệu loại ra được công ty sử dụng lại cho quy trình sản xuất tiếp theo để nhằm tiết kiệm CPSX góp phần hạ giá thành sản phẩm cho công ty. Phần phế liệu nhập kho được trừ thẳng vào chi phí SXKD dở dang TK 154D:

Nợ TK 1527 Có TK 154

Khi xuất kho phế liệu này để đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo, kế toán tập hợp luôn vào TK 154

Nợ TK 154 Có TK 1527

Điều này không có sai phạm nhưng không phản ánh được chi phí của việc sử dụng phế liệu thu hồi nhập kho này là chi phí NVL TT hay chi phí SXC.

 Về công tác tính giá thành sản phẩm:

Thứ nhất: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Hiện tại, do đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng nên công ty cũng đánh giá sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành công đoạn kiểm tra cuối cùng và nhập kho, từ đó công ty gộp chung sản phẩm dở dang của toàn bộ quy trình công nghệ chứ không phân ra sản phẩm dở dang của từng nhà máy. Điều này sẽ làm công tác đánh giá không được chính xác và có thể trùng lặp, vì sản phẩm dở dang của nhà máy May lại là sản phẩm hoàn thành của nhà máy Dệt, Nhuộm, nếu tính giá sản phẩm dở dang này theo chi phí NVLC thì sẽ bị trùng với toàn bộ chi phí NVLC của giai đoạn Dệt, Nhuộm nằm trong sản phẩm

Thứ hai: Kỳ tính giá thành sản phẩm

Công ty áp dụng kỳ tính giá thành sản phẩm theo quý là dài và không phù hợp với đặc điểm của sản phẩm. Sản phẩm của công ty là khăn bông các loại có quy trình sản xuất với chu kỳ ngắn, xen kẽ, sản phẩm nhập kho liên tục trong tháng. Hơn nữa, sản phẩm của công ty lại có tính đơn nhất, giá trị nhỏ, tiêu thụ thường xuyên. Vì vậy, công ty hạch toán theo quý thì sẽ gây chậm trễ về mặt thời gian, giá trị NVl cũng như giá khăn trên thị trường có những thay đổi mà công ty không ứng phó kịp. Bên cạnh đó, kế toán chi phí và giá thành sẽ không cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích để Ban Giám Đốc đưa ra những quyết định đúng đắn vè giá bán, về hoạt động SXKD…Từ đó mà công ty sẽ thụ động và không theo kịp với sự cạnh tranh không ngừng trên thị trường. Mặt khác, trong trường hợp công ty sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng vừa phải, thời gian hoàn thành trong tháng thì việc hạch toán sẽ bị chậm trễ, hoặc rối loạn mất trình tự.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông-Hanosimex (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w