Các nghiên cứu ở trong nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. (Trang 29)

- Ở Việt Nam, quá trình CNH được thực hiện từ những năm 1960, kể từ sau đổi mới, nến kinh tế càng phát triển thì qua trình CNH, ĐTH diễn ra càng nhanh. Đến nay số dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân sư toàn quốc với khoảng 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ. Theo Bộ Kế Hoạch và đầu từ, đến hết thàng 7 năm 2007 cả nước đã có 150 khu nông nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tư nhiên 32,3 ngàn ha. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình CNH và có tác động rõ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn như: Tạo ra thị trưng tiêu thụ nông sản, thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các thành tựu trong chọn giống, kỹ thuật canh tác,...hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm từ năm 2001 - 2005 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp và mở mang đô thịđã tới 336.440ha, chiếm gần 4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Con số này trong vài năm gần đây tuy chưa có số liệu khảo sát chính thức nhưng chắc chắn còn lớn hơn. Việc thu hồi đất chỉ trong 5 năm đó theo khảo sát của Bộ NN&PTNT đã tác động đến đời sống của 627.495 hộ nông dân, 950.000 lao động, trung bình cứ thu hồi 1ha đất nông nghiệp là khiến cho 10 lao động nông thôn mất việc làm. Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% sinh kế bằng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác. Đáng chú ý là chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với trước.

Trong 3 năm từ năm 2003 - 2005, Viện QH&TKNN đã tiến hành điều tra chỉnh lý xây dựng bản đồđất 64 tỉnh/ thành thuộc phạm vị cả nước theo một quy định và khuôn dạng thống nhất về hệ thống phân loại, về độ dốc và địa hình tương đối. Riêng các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã được thực hiện trong năm 2004. Tất cả bản đồ này đều đã được số hóa, biên tập và quản lý dưới dạng cơ sở dữ liệu. Kết quả tổng hợp được cho thấy toàn vùng có 11 nhóm đấy với 37 loại đất chính. Mặc dù chất lượng bản đồ đất đac được cập nhật và cải thiện đán kể, nhưng trong điều kiện điều tra bổ sung theo tuyến chưa thể chỉnh lý chi tiết được về mức độ và đô sâu xuất hiện kết von, đá lẫn, mức độ glay, sự biến động về loại đất và tính chất hóa học của đất do ảnh hưởng của CNH, ĐTH. Vì thế, hạn chếđộ chính xác trong việc đề xuất bố trí sử dung đất cho từng cây trồng ở quy mô cấp huyện cũng như vùng chyên canh.

* Về môi trường đất nông nghiệp

Theo Phạm Ngọc Đăng, việc mở rộng không gian đô thị và các khu công nghiệp sẽ dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại

thành nói riêng như: mất đất, mất kế sinh nhai, các ảnh hưởng này có tính lâu dài và phức tạp. ĐTH dẫn đến tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, gây nên ngập úng cục bộở nội thành cũng như ngoại thành. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và chất thải rắn ngày càng tăng thêm. ĐTH cũng làm tăng dòng người đi dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị...

Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do ảnh hưởng của chính sách thu hút đầu tư và mở cửa nền kinh tế, vấn đềĐTH và CNH phát triển mạnh mẽ từ những năm đầu thập kỷ 90, khi mà lần đâu tiên có sựđầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp với quy mô lớn tại TPHCM, đó là sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận (1991) và khu chế xuất Linh Trung (1993), sau đó bắt đầu tăng tốc khoảng năm 1996 với sự hình thành hàng loạt các KCN ở TPHCM và mở rộng ra các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Ba Rịa Vũng Tàu. Đến năm 2000 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 33 khu công nghiệp và khu chế xuất được cấp phép thành lập với tổng diện tích 7.106ha, trong đó có diện tích đất công nghiệp gần 4.800ha. Ngoài ra, còn hàng trăm cơ sở sản xuất được cấp phép đầu tư mới, năm phân bổ rải rác trong vùng. Điều này đã làm trầm trọng thêm những vấn đề hết sức nan giải trước đó về tình trạng đông dân, ô nhiễm nước và không khí, chất thải rắn, ùn tắc giao thông và nhiều vấn đền xã hội khác. Đất đai bị thu hẹp, tài nguyên bị khai thác triệt để hơn và không tránh khỏi nguy cơ bị cạn kiệt.

Để bảo vệ môi trường trong quá trình CNH, ĐTH tại TPHCM và vùng phụ cận, Lâm Minh Triết đã đề xuất nhóm các giải pháp tổng thể, trong đó tập trung vào 7 vấn đề lớn là: (1) Quy hoạch và bố trí các KCN, kết hợp di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, (2) Tiến hành đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, (3) Thành lập ủy ban quản lý nguồn nước sông Sài Gòn, Đồng Nai, (4) Xây dựng tiêu chuẩn nước thải, xây dưng quy chế bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; (6) xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cho

các khu dân cư đô thị, nông thôn;(7) Xây dựng hệ thống thông tin môi trường trong toàn vùng.

Nghiên cứu về hiện trạng môi trường các làng nghề Việt Nam, Đặng Kim Chi cho rằng 100% làng nghề chế biến nông sản thực phẩm bị ô nhiễm nặng, các làng nghề gia công kim loại có kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép 2.5 - 9 lần, các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ gây ô nhiễm không khí nặng. Nguyên nhân là do các làng nghề có quy mô nhỏ hộ gia đình, công nghệ lạc hậu, thủ công, thiếu đồng bộ do hạn chế về vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật

* Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy quá trình ĐTH là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bên cạnh những tác động tích cực do quá trình này mang lại, các nghiên cứu cũng đã xác định được những tác động tiêu cực nảy sinh như: vấn đề giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất sản xuất nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng, vấn đến suy thoái, xói mòn, ngập úng và ô nhiễm môi trường đất xung quanh các khu công nghiệp, khu đô thị và các làng nghề, vấn đề sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp ven các đô thị...đang là những vấn đề bức xúc cẩn phải giải quyết.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)