Các nghiên cứu ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

- Nhật Bản: Quá trình CNH và ĐTH tại Nhật Bản diễn ra trong thời gian dài trước khi trở thành một cường quốc về công nghiệp. Tài nguyên đất đai của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích đất canh tác nông nghiệp chưa đến 14% diện tích lãnh thổ và chỉ có khoảng 0.8ha đất nông nghiệp trên 1 hộ gia đình. Vào giai đoạn 1979-1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương đương 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và hình thành các khu công nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 5,4triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha và tỷ trong nông nghiệp của Nhật Bản chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản xuất hàng năm (số liệu năm 2007).

- Hàn Quốc: Cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á thì hiện nay tổng quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên Thế Giới. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất của Goldman Sách năm 2007 đã chỉ ra GDP bình quân của đấy nước đã nhẩy vọt từ 100USD và năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007.

Trong những năm 1970 đến năm 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các cơ sở công nghiệp hình thành nhanh chóng như POSOCO, Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries, Huyndai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc đứng vào các nước có nền CNH, ĐTH phát triển trên thế giới.

Tổng diện tích đất sản cuất nông nghiệp của Hàn Quốc là 2,1 triệu ha (chiếm 17% diện tích bản đảo Triều Tiên), quá trình ĐTH và CNH đã làm diện tích đất nông nghiệp của Hàn Quốc mất hằng năm khoảng 1,4%/năm (28,8 nghìn ha/năm) cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động ngoài nông nghiệp. Việc hình thành các khu công nghiệp, đô thịđã lấy đi những vùng đất màu mỡ của Hàn Quốc và gây sói mòn đất đai, ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và sản xuất, sức khỏe của con người bị đe dọa. Để sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất canh tác vùng ven đô ít, giá công lao động cao, từ đầu năm 1990 nông nghiệp Hàn Quốc chuyển

sang nông nghiệp công nghệ cao nhờ ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, hóa học và điện tử vào nông nghiệp.

* Đối với môi trường đất nông nghiệp:

Vai trò của đất rất qua trọng trongn đới sống của động thực vật và con người, nó có chức năng như: là nơi để cho cây trồng sinh trưởng phát triển, cung cấp dinh dưỡng, năng lượng, dự trữ nước, lọc và trung hòa các chất độc hại...Duy trì các chức năng của đất là một trong những điều kiện hàng đầu cho phát triển bền vững. Điều này có nghĩa sự biến đổi các đặc tính đất là bằng chứng cho thấy trình độ quả lý và phương thức quản lý của từng khu vực đó với tài nguyên đất đai. Các nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm bao gồm:

- Đất đai bị thoái hóa - Chặt phá rừng đầu nguồn

- Suy giảm lượng nước dự trữ trong đất về số lượng và chất lượng, suy giảm lượng nước ngầm

- Suy giảm nguồn tài nguyên biển và bờ biển, mất hệ sinh thái hoặc suy giảm hệ sinh thái, sinh vật

- Đất đai bị nhiễm mặn

- Rác thải, chất thải công nghiệp và đô thị ngấm vào đất - Sử dụng các chất độc hại, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật - Đất dá bị xói mòn, sa mạc hóa hoang mạc hóa

Nông nghiệp tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương là ngành sản xuất chủ yếu từ hàng thế kỷ qua. Nhưng gần đây, đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, để tạo năng xuất cao cho người lao động đã sử dụng phân háo học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng với một số lượng lớn, nồng độ cao, và do đó gây ô nhiễm đất đai, xói mòn đất đai và gây hại cho con người.

Theo thống kê của FADINAP năm 1992 cho thấy: sản xuất nông nghiệp tại các nước thuộc Châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng một số lượng lớn phân bón hóa học, nếu trong những năm 1968 - 1970 lượng phân bón sử dụng khoảng 11 triệu tấn thì đến những năm 1988 - 1990 lượng phân bón này là 52 triệu tấn. Sản xuất

nông nghiệp tại các nước Bắc Hàn, Nam Hàn, Trung Quốc, Malaysia bình quân sử dụng 125kg phân bón hóa học/ha (EASCAP, 1995).

Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện tại có khoảng 25% trong tổng số diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị xói mòn và nghèo dinh dưỡng như tại: Bangladesh, Brunei Dardrussalam, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Paqua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon Islands, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam (Dent và ctv, 1992)

ĐTH và công nghiệp hóa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái đất, rừng và các hệ đông thực vật. Tại Trung Quốc, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 16,6% so với tỷ lệ trên thế giới là 27%, đất đai bị sói mòn, mặn hóa, kiềm hóa, ngập úng và khô hạn xảy ra phổ biến, diện tích đất bị xâm thực chiếm tới 38% tông diện tích đất đai,diện tích hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng gia tăng, trung bình khoảng 2.460km2/năm (WCMC, 1995). Tại các nước Châu Âu, theo ước đoán có từ 1-3 triệu ha đất bị nhiễm mặn, và các nước vùng Đia Trung Hải bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn (Van-Camp và ctc, 2004)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)