NHỮNG MUC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CTY TNHH MTV LN

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp làm tăng doanh thu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hoá. (Trang 43)

CHIÊM HÓA.

- Tiếp tục tổ chức liên doanh trong trồng rừng sản xuất trên đất Công ty và

đất hộ gia đình nhân dân được giao đất ổn định; khoán các loại công việc, khoán tiền lương tới từng đơn vị, cá nhân để CNV chủ động trong SXKD nâng cao trách nhiệm đối với sản phẩm, tiếp tục làm tốt khâu liên doanh trồng rừng NLG.

- Tăng cường công tác giám sát kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm hàng tháng, hàng quý, trên cơ sở tiến hành thanh toán tiền lương kịp thời cho CNV theo số

lượng, chất lượng công việc hoàn thành. Kiên quyết sử lý trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại do nguyên nhân chủ quan cá nhân gây ra trong lao động sản xuất. Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng thường xuyên và kịp thời với những Cán bộ, CNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty theo bộ luật lao động, điều lệ Công ty. Xây dựng phương án trả lương, thưởng theo Thông tư số: 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14/9/2010 của Bộ lao động và

TBXH “Hướng dẫn thực hiện quản lý, lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu” và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm tới. Làm tốt công tác liên hệ mật thiết với các xã và các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện trong việc thực hiện kế hoạch giao và bảo vệ tài nguyên rừng, đất rừng của công ty.

- Về bán sản phẩm từ khai thác và tỉa thưa rừng trồng: Công ty bán sản phẩm từ khai thác, tỉa thưa cho các khách hàng theo phương châm khách hàng phải có đủ tiềm lực về kinh tế, không nợ công ty. Xây dựng giá bán gỗ cho phù hợp với thị trường.

-Công tác quản lý bảo vệ rừng: Thực hiện tốt luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi làm tổn hại đến rừng và đất rừng.

- Làm tốt công tác bảo vệ an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội trong Công ty cũng như từng đơn vị sản xuất.

4.2.- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD TRONG CÔNG TY:

+ Tiếp tục thực hiện trồng rừng liên doanh nhằm thu hút được nguồn với đầu tư trồng rừng; hạn chế việc vay vốn đầu tư cho trồng rừng.

+ Trồng rừng đúng thời vụ, tiếp tục thí điểm đưa một số loài cây trồng có năng suất và chu kỳ ngắn để sớm thu hồi vốn nâng giá trị kinh tế / 01ha.

+ Chăm sóc, tỉa rừng trồng rừng trồng đúng quy trình kỹ thuật để rừng đảm bảo phát triển tốt, năng xuất rừng trồng phải đạt từ 70-80m3/ha/08năm trở lên.

+ Bảo vệ tốt rừng trồng không để ra súc phá hoại rừng non và người xâm hại

đến rừng. Rừng trồng đến khi được khai thác phải đủ về diện tích và số cây trồng (đạt 90%).

- Trong khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng: Tận thu triệt để sản phẩm gỗ củi trong khai thác và không để thất thoát sản phẩm trong khâu khai thác và giao nhận sản phẩm.

- Về bộ máy quản lý của Công ty:

+ Tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, có biện pháp khoán việc và trả

lương theo theo từng vị trí và khối lượng công việc để làm việc có hiệu quả; + Thực hiện tiết kiệm các chi phí hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.

4.3 MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN LÀM TĂNG DOANH THU TẠI CTY TNHH

MTV LN CHIÊM HÓA.

4.3.1 Về khoa học kỹ thuật. 4.3.1.1 Khâu lâm sinh: 4.3.1.1 Khâu lâm sinh:

a, Giải pháp trước mắt.

- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ các quy trình kỹ thuật trong trồng rừng từ

khâu phát don thực bì, cuốc hố, bón phân đến chăm sóc các năm, tỉa thưa rừng trồng theo kế hoạch của từng đội sản xuất.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện quy trình.

b, Giải pháp lâu dài.

- Đề xuất trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC (quản lý rừng bền vững) cấp chứng chỉ theo hoạt động của dự án: “Quản lý rừng và kinh doanh lâm sản bền vững” của Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF). Dự án nhằm kết nối thị

trường giữa các khu rừng ở Việt Nam và các công ty quốc tế có chính sách thu mua thông qua việc cấp chứng chỉ FSC.

Những lô rừng được cấp chứng chỉ giá trị có thể tăng 2-3 lần so với rừng bình thường, tức là từ 150 triệu – 200 triệu đồng( theo báo NNVN số ra ngày 14 tháng 3 năm 2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trồng thử nghiệm một số loài cây gỗ lớn mới có giá trị kinh tế cao cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất chất lượng cao,đồ mộc mỹ nghệ và đồ gỗ ngoài trời phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. - Cải tạo lại những diện tích rừng kém chất lượng trồng thử nghiệm một số

loại cây dược liệu như cây đinh lăng, bạch môn,nhân trần, thìa canh ...và các loại dược liệu quý khác liên kết với các doanh nghiệp chế biến dược liệu cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn theo hướng trà túi lọc hoặc các doanh nghiệp chế

biến thực phẩm chức năng làm tăng doanh thu cho công ty.

4.3.1.2 Giải pháp về khâu công nghiệp. a, Giải pháp trước mắt.

- Tổ chức khai thác gọn gàng sạch sẽ mở lô đến đâu khai thác, nghiệm thu giao hàng hết đến đó tránh thất thoát.

- Khai thác tận thu triệt để sản phẩm tránh lãng phí.

b, Giải pháp lâu dài.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

Công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản sẽ trở thành mũi nhọn kinh tế

của ngành lâm nghiệp. Đối với công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chiêm hoá cũng vậy cần có những định hướng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản như quy hoạch vùng trồng nguyên liệu gỗ lớn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC (quản lý rừng bền vững).

Từđó công ty tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ cụ thể như sau:

Thành lập 2 xưởng đóng đồ tại 2 đội thuận tiện đường giao thông cũng như

chất lượng gỗ tốt phân vung nguyên liệu chia theo 2 bờ sông gâm:

+ Xưởng thứ nhất tại đội 737 bao gồm vùng nguyên liệu từđội (731;733;734 735,736,737,481).

+ Xưởng thứ 2 tại đội 476 bao gồm vùng nguyên liệu từ đội (471,472,473,475,476,482).

Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo ván bóc, ván ép theo phân vùng như trên.

Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác đủ năng lực kinh tế tạo thương hiệu các sản phẩm từ ván nhân tạo và đồ gỗ nội thất từ rừng trồng trong công ty phục vụ nhu cầu trong nước đến khi đủ lớn có thể xuất khẩu ra nước ngoài sẽ tạo ra nguồn doanh thu lớn cho công ty.

Những sản phẩm tỉa thưa hay củi tận thu Có thể liên kết với nhà máy giấy An Hoà mở một số xưởng sơ chế dăm tại một sốđội thuận tiện đường giao thông cũng phân vùng nguyên liệu như trên để tận dụng sản phẩm tỉa thưa tại các đội lân cận tạo việc làm cho công nhân tận thu được sản phẩm trên lô và tăng doanh thu cho công ty.

- Hình thức triển khai là hạch toán và khoán tổng thể các hạng mục công việc cho từng đội, từng đầu mối trên cơ sở có lãi. Đây là việc rất khó cần có chiến lược phát triển lâu dài và sự đoàn kết đồng lòng thống nhất của từng thành viên trong công ty.

4.3.2 Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân viên.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Ngày nay nhân tố này lại đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra, đểđào tạo đội ngũ

cán bộ, nhân viên có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề tham gia vào hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng.

Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp biết phát huy sức mạnh của tập thể người lao động đây là nhân tố quan trọng nhất trong một tổ chức. Công ty có tổ chức tốt nguồn nhân lực thì hoạt động kinh doanh cũng có hiệu quả. Vì thế

công ty là một công ty đang phát triển cần phải có hệ thống con người thích ứng với công việc trong phương thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó công ty còn có thể

thực hiện một số biện pháp đối với người lao động như sau:

- Phát hiện nhân tài trong công ty: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của ban lãnh đạo từđó phát huy hết khả năng của người lao động đó và đặt họ vào vị trí xứng đáng để tạo lợi thế cho công ty.

- Thu hút nhân tài: Thông qua các biện pháp tuyên truyền về công ty, môi trường làm việc tốt, ưa chuộng người tài, có triển vọng phát triển đời sống vật chất tinh thần phong phú…sẽ thu hút được người có năng lực làm việc.

Ngoài ra công ty cần có những chính sách bồi dưỡng nhân tài cung cấp cho họ những kiến thức vững chắc.

Tuy nhiên để có một đội ngũ cán bộ tương đối hoàn hảo phù hợp với hoạt

Sẵn sàng Shitsuke Săn sóc Sheiketsu Sạch sẽ Seiso Sắp xếp Seiton Sàng lọc Seiri 5S ích vật chất và hình thức đồng bộ đủ mức để khuyến khích phát huy, tính sáng tạo của mỗi nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3 Giải pháp về quản lý rừng liên doanh tại công ty TNHH MTV LN Chiêm Hóa

- Phân bổ hợp lý giữa diện tích rừng liên doanh với diện tích rừng quốc doanh. Quy hoạch, ưu tiên những diện tích đất tốt, gần đội rễ quản lý để trồng rừng quốc doanh.

- Già soát đánh giá phân hạng đất theo từng lô khoảnh theo: hạng 1; hạng 2; hạng 3( Những lô đất tốt thuận tiện đường giao thông hạng 1; Những lô trung bình hạng 2 và những lô kém chất lượng hạng 3). Dựa vào hạng đất để quy hoạch trồng rừng và tính tỷ lệ ăn chia với các hộ liên doanh đảm bảo công bằng và phát triển lâu dài trong công ty.

- Đề xuất quản lý chặt chẽ hơn hợp đồng liên doanh với các hộ dân, nên họp các hộ liên doanh theo định kỳ hang quý, 6 tháng hay 1 năm tại các đội sản suất có cán bộđầu ngành của công ty xuống dự tạo sự gắn kết trong việc quản lý bảo vệ rừng giữa các hộ liên doanh, trao đổi thông tin giữa công ty với các hộ liên doanh để tưđó công ty sẽ nắm bắt được và quản lý chặt chẽ số diện tích chiếm

đến 70% diên tích của công ty không để sử dụng sai mục đích. 4.3.4 Giải pháp áp dụngmô hình 5S trong công ty

4.3.4.1. 5S là gì?

5S là công cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tên gọi 5S xuất phát từ những chữ cái S trong tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Sheiketsu và Shitsuke, tạm dịch sang tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch Sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

Mục đích của 5S là tạo và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả… tại khu vực văn phòng, xưởng sản xuất, kho hàng, khu

nguyên vật liệu hay các vị trí xung quanh như tại các đội sản xuất, đội điều tra thiết kế rừng hay vườn ươm trong công ty,... Vì liên quan đến mọi vị trí địa lý trong một tổ chức nên 5S đòi hỏi sự cam kết, nhận thức và sự tham gia của tất cả mọi người từ lãnh đạo cho tới người công nhân. 5S là hoạt động dành cho tất cả mọi người trong đơn vị.

4.3.4.2. Lợi ích khi áp dụng 5S?

5S giúp tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện, thoải mái cho mọi vị trí 5S giúp giảm thiểu/loại bỏ các lãng phí tại các công đoạn công việc trong một quá trình như tận thu sản phẩm trong công ty rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan của con người, … 5S giúp giảm thiểu các chi phí hoạt động từđó nâng cao ưu thế cạnh tranh Với một môi trường làm việc thông thoáng và khoa học, 5S giúp nâng cao an toàn sản xuất và phòng ngừa các rủi ro một cách chủđộng

Ý thức làm việc vì lợi ích tập thểđược nhận thức rõ và nâng cao; tăng cường tính đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên

Khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến của các CBCNV thông qua 5S

Tạo dựng, củng cố và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của đơn vị trong con mắt khách hàng.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYÊN ĐỊA PHƯƠNG.

1. Giải pháp về nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về phát triển bền vững vùng nguyên liệu giấy: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, Quyết

định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách phát triển vùng nguyên liệu; cơ chế, chính sách thu mua nguyên liệu giấy đến toàn thể nhân dân.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; áp dụng kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; lựa chọn và đưa vào sản xuất các tập đoàn cây trồng có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của tỉnh.

3. Giải pháp về vốn: Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo chính sách phát triển rừng sản xuất đến năm 2015; vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước; nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần giấy An Hoà; nguồn vốn của các Doanh nghiệp, Công ty, vốn

tự có của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển bền vững vùng nguyên liệu giấy:

- Về đất đai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo quy định; khuyến khích việc dồn đổi tích tụ tập trung đất lâm nghiệp để có điều kiện đầu tư thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp;

- Về thuế: Miễn giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Doanh nghiệp chế biến phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán và Tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng giấy cao cấp, bột giấy, giấy đế... nhất là thị

trường mới như Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á.

- Về giao thông: Rà soát, lập dự án đầu tư mở mới hoặc nâng cấp đường ô tô lâm nghiệp ở những nơi chưa có đường ô tô hoặc đường bị hư hỏng theo Quyết

định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ để giảm chi

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp làm tăng doanh thu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hoá. (Trang 43)