Phương pháp nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp làm tăng doanh thu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hoá. (Trang 26)

Tài liệu được thu nhập từ các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm hiện tại và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm kế tiếp của các năm liên tiếp từ 2010 - 2013.

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất kỳ một tài liệu nào. Trong đề tài này để thu nhập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu tôi thu thập xây dựng bảng câu hỏi công nhân viên trong công ty để thu thập các số liệu.

Bằng phương pháp đánh giá điều tra nhanh. Thu thập số liệu mới bằng cách sử

dụng phương pháp đánh giá nhanh và phỏng vấn cán bộ chủ chốt và công nhân trong công ty có kinh nghiệm thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra.

Xây dựng phiếu điều tra: nội dung của phiếu điều tra gồm những thông tin chủ

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV LN CHIÊM HOÁ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV LN Chiêm Hóa trước đây là Lâm trường Chiêm Hóa

đóng trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Văn Phòng Công ty đóng tại tổ Luộc 1- Thị trấn Vĩnh Lộc - Huyện Chiêm Hóa - Tỉnh Tuyên Quang. Đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và tạo nên bề dầy thành tích.

Trước hết phải kểđến sự ra đời của hai Lâm Trường: Lâm trường Cao Bình

đóng tại Huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang và Lâm Trường Chạm Chu đóng tại Huyện Hàm Yên - Tuyên Quang trên cơ sở tách ra từ Công trường I.

Thực hiện quyết định của Bộ Quốc Phòng, cục doanh trại Tổng cục hậu cần tổ chức thành lập Công trường I Cao Bình. Đây là đơn vị khai thác gỗ đầu tiên cung cấp nguyên liệu làm doanh trại để đến năm 1960 có thể đưa bộ đội đang ở

nhà dân sang doanh trại của mình. Đoàn khai thác gỗ đóng tại khu Phúc Hương I (Trường THPT Chiêm Hóa ngày nay) Thị trấn Vĩnh Lộc Chiêm Hóa Tuyên Quang do thiếu tá Nguyễn Anh Phải làm trưởng đoàn.

Ngày 16/06/1962 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tuyên Quang ban hành quyết

định số 173/QĐ-UB ngày 16 tháng 6 năm 1962 về việc sát nhập 03 Lâm Trường: Lâm Trường Cham Chu, Lâm trường Cao Bình, Lâm trường Hòa Bình và hạt Lâm Nghiệp Chiêm Hóa thành một Lâm Trường lấy tên là Lâm Trường Chiêm Hóa - Trụ sở chính đóng tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Nhiệm vụ chính lúc này của Lâm trường là khai thác gỗ rừng tự nhiên , tu bổ và trồng rừng, vận chuyển lâm sản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếđịa phương.

Ngày 21/12/1972 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quyết định thành lập Lâm Trường Hòa Đa trên cơ sở tách ra một phần từ Lâm Trường Chiêm Hóa Để đảm nhiệm phát triển lâm nghiệp địa phương. Hai Lâm trường cùng thi đua phát triển kinh tế, sự kết hợp này đã làm tăng thêm sức mạnh cho nghành Lâm Nghiệp huyện Chiêm Hóa, mỗi đơn vị đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Năm 1973 Nhà nước xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng tại tỉnh Phú Thọ, Lâm trường Chiêm Hóa và Lâm Trường Hòa Đa được quy hoạch trong vùng cung cấp nguyên liệu giấy sợi cho nhà máy. Do đó nhiệm vụ chủ yếu của hai Lâm Trường lúc đó là trồng rừng, cung ứng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng, tu bổ và khai thác rừng tự nhiên, cung cấp gỗ xây dựng đáp ứng nhu cầu gỗ

xây dựng và gỗ công nghiệp dán lạng. Ngoài ra Lâm Trường còn phát triển và kinh doanh cây công nghiệp như: Sơn, chè, sả và thực hiện sản xuất nông lâm kết hợp ( chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lương thực, thực phẩm ).

Ngày 20/09/1982 Ủy ban hành chính Tỉnh Hà Tuyên ban hành quyết định số: 762/QĐ-UB về việc hợp nhất Lâm Trường Chiêm Hóa và Lâm trường Hòa Đa thành một Lâm Trường duy nhất, khi đó hai Lâm Trường đã hoàn thành nhiệm vụ

và đạt những kết quả cao. Lúc này lại lấy tên là Lâm Trường Chiêm Hóa như ban

đầu. Diện tích đất rừng được giao quản lý và sử dụng lúc đó gần 30.000 ha, với số

cán bộ công nhân viên lên tới 1.200 người, có gần 30 đơn vị trực thuộc hoạt động tại các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Từ Năm 1987 đến tháng 10 năm 1991 Lâm Trường được phân cấp thuộc Huyện Chiêm Hóa quản lý.

Từ cuối năm 1991 đến tháng 04 năm 1993 Lâm Trường Chiêm Hóa do sở

Lâm nghiệp Quản lý.

Ngày 05 tháng 03 năm 1993 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số :168/QĐ - CT " về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Lâm Trường Chiêm Hóa ", cơ quan chủ quản là sở nông lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích rừng và đất rừng giao cho Lâm Trường quản lý và sử dụng là: 9.997 ha. Nhiệm vụ chính là: Quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng ; Tổ chức sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp kết hợp, dịch vụ phục vụ sản xuất, làm chủ các dự án phát triển rừng.

Từ năm 1993 Lâm Trường Chiêm Hóa được UBND Tỉnh Tuyên Quang giao nhiệm vụ thực hiện chương trình dự án 327 ( sau này là 661 ) của Chính Phủ. Đây là chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc và Tỉnh giao chi tiêu vận động nhân dân trồng rừng phòng hộ theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính Phủ trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Sở nông lâm nghiệp Tuyên Quang ban hành Quyết định thành lập ban quản lý dự án LNN của Lâm Trường Chiêm Hóa và

đồng thời giao cho Lâm Trường xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành thực hiện,

đạt hiệu quả, qua 15 năm (1993-2008) trên địa bàn huyện Chiêm Hóa các hộ gia

đình và Lâm Trường Chiêm Hóa đã trồng rừng phủ xanh được 3.247ha đất trống nên được cấp trên nhiều lần khen thưởng.

Ngày 31/03/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành quyết định số: 117/ QĐ-UBND " Về việc chuyể đổi lâm trường Chiêm Hóa thành Công ty Lâm Nghiệp Chiêm Hóa". Đây là sự chuyển đổi vô cùng mới mẻ, sự chuyển đổi này nhằm mục đích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhà nước ngành lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh có cơ hội tự hạch toán kinh doanh, phát triển kinh tế đạt kết quả cao hơn nữa, đặc biệt là sựđổi mới trong các doanh nghiệpnhà nước để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Nhiệm vụ của công ty Lâm Nghiệp Chiêm Hóa là quản lý, bảo vệ, gây trồng và nuôi dưỡng rừng; khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản của công ty; Cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất cung ứng giống cây lâm nghiệp; được tham gia nhiệm vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch. Tổng diện tích quy hoạch được nhà nước giao quyền quản lý và sản xuất kinh doanh là:8.494,52ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 09/03/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành quyết định số: 177/QĐ-UBND, ngày 09/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Quyết

định “V/v chuyển Công ty lâm nghiệp Chiêm Hoá thành Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Chiêm Hoá”;

Trải qua với nhiều biến động chung của lịch sử đất nước, Công ty TNHH MTV LN Chiêm Hóa đã có thay đổi nhiều lần về cơ cấu, thay đổi về tên gọi, gặp nhiều khó khăn, thuận lợi nhưng với sự linh hoạt và nhạy bén, nắm bắt thời cơ

trong nền kinh tế thị trường của lãnh đạo công ty cộng với sự nhiệt tình công tác của cán bộ đảng viên, công nhân viên , Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Chiêm Hóa hiện nay đã dần đi vào ổn định, phát triển vững mạnh. Những năm qua Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và nâng độ che phủ

của rừng trên địa bàn huyện, tỉnh, dẫn đầu cả nước ; luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao, thi đua sản xuất làm tăng lợi nhuận cho nhà nước , nâng cao đời sống cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên.

3.1.2 Giới thiệu chung về công ty

- Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Lộc – Huyện Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang. - Điện thoại: 0273.851.144.

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Lưu Vĩnh Phúc.

- Tài khoản giao dịch chính: 211341000000095 Tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang.

- Mã số thuế: 5000128640

- Vốn điều lệ: 18.800.000.000 đồng.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5000128640 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư Tuyên Quang đăng ký thay đổi lần đầu ngày 16/ 04/ 2012. - Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng. + Ươm giống cây lâm nghiệp.

+ Khai thác gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

+ Khai thác lâm sản khác trừ gỗ; chi tiết: khai thác củi, luồng, vầu, tre, nứa, cây đặc sản, song, mây.

+ Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

+ Sản xuất đồ gỗ xây dựng từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

+ Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến có nguồn gốc hợp pháp ( trừ các loại gỗ nhà nước cấm).

Theo Quyết định số: 155/QĐ-UBND, ngày 11/6/2012 Quyết định cho công ty thuê đất và giao đất quản lý, bảo vệ (đợt 1) và Quyết định số: 13/QĐ-UBND, ngày 12/01/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang Quyết định cho công ty thuê đất và giao đất quản lý, bảo vệ (đợt 2).

Tổng diện tích Công ty được giao quản lý và thuê đất và thực hiện cấp GCNQSD đất là: 6.948,07ha

Trong đó: - Đất có rừng trồng: 6.409,97ha. - Đất có rừng tự nhiên: 246,48ha.

- Đất có rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi: 45,26ha. - Đất trống để trồng rừng: 246,36ha.

Trên cơ sở quỹ đất hiện có, mỗi năm Công ty trồng mới hàng trăm ha rừng trồng kinh doanh nhằm mục tiêu tạo việc làm cho CBCNV Công ty và các hộ nhân dân vùng dự án. Tạo vùng đệm cung cấp ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế

biến gỗ trong tỉnh, nhà máy giấy Bãi Bằng, An Hòa.

3.1.3 Điều kiện tự nhiên của công ty TNHH MTV LN Chiêm Hóa 3.1.3.1- Vị trí địa lý:

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chiêm Hoá hoạt động trên địa bàn 14/26 xã của huyện Chiêm Hoá (Gồm: Thị trấn Vĩnh Lộc, xã Xuân Quang, Hùng Mỹ, Tân Mỹ, Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Phúc Thịnh, Hoà An, Nhân Lý, Trung Hoà, Ngọc Hội, Phú Bình, Yên Lập); phía bắc giáp huyện Na Hang, phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp tỉnh Bắc Cạn và phía tây giáp huyện Hàm Yên. Trụ sở văn phòng đặt tại Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. 3.1.3.2- Địa hình, địa thế:

Địa hình chủ yếu là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao, hệ thống sông, suối lớn.

đồi thấp dần theo hướng Đông - Nam, xen kẽ đồi bát úp, tạo điều kiện cho việc trồng cây Nguyên liệu giấy.

3.1.3.3- Khí hậu, thời tiết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khí hậu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nóng, ẩm, mưa nhiều.

Lượng mưa bình quân cao nhất: 1.766,5 mm - Độẩm: 84 ÷ 85%.

- Nhiệt độ bình quân: 23oc. - Nhiệt độ cao nhất: 38oc.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 12- 14oc.

Trong khu vực có 02 hệ thống sông là: Sông Gâm và sông Quặng chảy qua giữa phần quy hoạch. Hai con sông này chảy qua 7/14 xã , cùng với hệ thống suối lớn nhỏ có độ dốc khe cao dễ tạo ra các đợt lũ làm ách tắc giao thông, thiệt hại hoa màu, cây trồng. Hết mùa mưa, một số dòng suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ

không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của địa phương.

3.1.3.5- Tình hình thổ nhưỡng:

Đất đai trong vùng chủ yếu là Ferarit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fs) thích hợp cho việc trồng loài cây Keo ngoài ra còn có đất phù xa sông suối, đất dốc tụ.

3.1.3.6- Thảm thực vật:

Trong diện tích đất Công ty quản lý, sử dụng; phần lớn là diện tích rừng trồng kinh doanh NLG xen kẽ với diện tích vườn rừng và đất canh tác lâm nghiệp. Nhìn chung thảm thực vật trong vùng quản lý là không đa dạng, thích hợp cho việc trồng rừng sản xuất.

3.1.3.7- Thực trạng cảnh quan, môi trường:

Việc trồng rừng và bảo vệ rừng của địa phương nói chung và của Công ty nói riêng trong những năm gần đây có những bước tiến triển tốt đã giảm thiểu

được đất trống đồi núi trọc nâng độ che phủ của rừng trên 70% do có kế hoạch khai thác và trồng rừng hợp lý nên tạo ra cảnh quan và môi trường tương đối tốt.

3.1.3.8- Thực trạng cơ sở hạ tầng:

Trong khu vực có diện tích Công ty quản lý có Đường Tỉnh lộ ĐT 190 Tuyên Quang - Nà Hang và các tuyến Chiêm Hoá - Tân Mỹ, tuyến Phúc Thịnh - Trung Hà, Chiêm Hoá – Nhân Lý là loại đường đều đã dải nhựa; 13 Đội sản xuất của Công ty đều có đường cho xe ô tô có trọng tải lớn vào được; ngoài ra Công ty có hệ thống đường vận chuyển lâm sản tương đối hoàn chỉnh đáp ứng cho việc vận chuyển lâm sản.

3.1.3.9- Đánh giá những điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương có ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty:

Điều kiện kinh tế tại địa phương trong những năm gần đây đã phát triển tốt

đời sống của nhân dân đã được nâng cao giảm thiểu được các hộ đói và nghèo. Là một huyện miền núi sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, phong trào trồng rừng trong nhân dân phát triển mạnh, thúc sản xuất nền kinh tế hàng hoá trong vùng.

3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT TẠI CTY TNHH MTV LN CHIÊM HÓA.

Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty:

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC CÔNG TY Chỉđạo trực tuyến KIỂM SOÁT VIÊN Chỉđạo chức năng P. GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CÁC TỔĐỘI SẢN XUẤT: (471; 472; 473; 475; 476; 481; 482; 731; 733; 734; 735; 736; 737; ĐỘI ĐIỀU TRA THIẾT KẾ RỪNG;

TỔ VƯỜN ƯƠM ĐỘI 478, TỔ VƯỜN ƯƠM VĂN PHÒNG

CÔNG TY).

* Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty như sau:

- Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc Công ty: 01 người;

- Kiểm soát viên: 03 người (trong đó có 01 kiểm soát viên là công chức của Sở Tài chính; 02 kiểm soát viên là người của Công ty).

- Phó giám đốc: 01 người.

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty gồm: 04 Phòng. + Phòng Tổ chức Hành chính. + Phòng Kế toán Tài vụ. + Phòng Kế hoạch Kỹ thuật. + Phòng Quản lý bảo vệ rừng. - Các tổ, đội sản xuất: Gồm 16 tổ, đội.

- Đội 471. - Đội 482. - Đội 472. - Đội 731. - Đội 473. - Đội 733. - Đội 475. - Đội 734. - Đội 476. - Đội 735. - Đội 481. - Đội 736. - Đội 737. - Đội Điều tra T.kế rừng. - Tổ vươn ươm tại đội 481 và Tổ vươn ươm văn phòng Công ty.

Các đội sản xuất được giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất ngay từđầu năm, kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch giao được cân đối cho số lao động hiện có để thi công.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp làm tăng doanh thu tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hoá. (Trang 26)