9. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Tìm hiểu chương trình, SGK vật lí 11
Về mục tiêu dạy học.
Mục tiêu dạy học môn vật lí trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh:
1. Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại bao gồm:
a, Khái niệm về các sự vật, hệ thống và các quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.
b, Các đại lượng, các định luật và các nguyên lý vật lí cơ bản. c, Những nội dung chính của một số thuyết vật lí cơ bản nhất.
d, Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và trong sản xuất. e, Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Rèn luyện và phát triển kỹ năng:
a, Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.
b, Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, có kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
c, Phân tích, tổng hợp và sử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
d, Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.
e, Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như các kết quả thu được qua thu thập và sử lý thông tin.
3. Hình thành và rèn luyện các thái độ tình cảm:
a, Có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng góp của vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
b, Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
c, Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.[3]
Theo hướng dẫn thực hiện chương trình môn vật lí 11, chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu tối thiểu mà HS cần phải và có thể đạt được sau khi học. Cụ thể đối với một số kiến thức của chương "Cảm ứng điện từ"- Vật lí 11 mức độ cần đạt được có những nội dung như sau:
Chủ đề Mức độ cần đạt (chương trình chuẩn) [3]. 1.Hiện tượng cảm ứng điện từ. Từ thông. Suất điện động cảm ứng. 2. Hiện tượng tự cảm. Suất điện động tự cảm. Độ tự cảm. 3. Năng lượng từ trường trong ống dây. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông.
- Phát biểu được định luật Farađay về cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng và viết được hệ thức:
e t.
- Nêu được dòng điện Fu-cô là gì? - Nêu được hiện tượng tự cảm là gì?
- Nêu được độ tự cảm là gì và đơn vị đo độ tự cảm.
- Nêu được từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua và mọi từ trường đều mang năng lượng.
Kỹ năng:
- Làm được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Tính được suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông qua một mạch kín biến đổi đều theo thời gian.
- Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ.
- Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây khi dòng điện chạy qua nó có cường độ biến đổi đều theo thời gian.
Chủ đề Mức độ cần đạt (chương trình nâng cao)[3].
1. Hiện tượng cảm ứng
Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
điện từ. Từ thông. Suất điện động cảm ứng. 2. Hiện tượng tự cảm. Suất điện động tự cảm. Độ tự cảm. 3. Năng lượng từ trường trong ống dây.
đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông. - Phát biểu được định luật Faraday về cảm ứng điện từ và định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng.
- Viết được hệ thức tính suất điện động cảm ứng trong trường hợp mạch kín và trong trường hợp một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường.
- Nêu được dòng điện Fucô là gì, tác dụng có lợi và cách hạn chế tác dụng bất lợi của dòng Fu-cô.
- Nêu được hiện tượng tự cảm là gì.
- Nêu được độ tự cảm là gì và đơn vị đo độ tự cảm.
- Nêu được từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua và mọi từ trường đều mang năng lượng.
- Viết được công thức tính năng lượng của từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
Kỹ năng:
- Tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. - Vận dụng được công thức BScos.
- Vận dụng được các hệ thức e t và eBvlsin.
- Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len- xơ và quy tắc bàn tay phải.
- Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây khi dòng điện chạy qua nó có cường độ biến đổi đều theo thời gian.
- Tính được năng lượng từ trường trong ống dây.
Chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu tối thiểu HS cần phải đạt được mỗi khi học xong một kiến thức vật lí (mục tiêu kết quả học). Đó là những mục tiêu ở trình độ nhận biết (nêu được, phát biểu được, viết được...); hiểu, áp dụng (giải quyết được tình huống tương tự như tình huống đã biết). Nếu chỉ có như vậy
thì chưa quan tâm đến việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, năng lực tìm tòi giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của HS.
Về nội dung.
Nội dung các kiến thức được trình bày trong SGK Vật lí 11 của cả hai bộ sách không giống nhau trong cách sắp xếp các đơn vị kiến thức:
- SGK chương trình chuẩn đưa khái niệm: Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng và dòng điện Fucô vào cùng một bài đầu tiên của chương. Đồng thời tách suất điện động cảm ứng thành một bài riêng cùng với sự chuyển hoá năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. SGK chương trình nâng cao đưa khái niệm: Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng (định luật Fa-ra-đây) vào cùng một bài đầu tiên của chương. Đồng thời tách dòng điện Fucô thành một bài riêng về ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ.
- SGK chương trình nâng cao có thêm bài "Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động".
- SGK chương trình chuẩn đưa năng lượng từ trường của ống dây tự cảm vào chương trình. SGK chương trình nâng cao đưa "Năng lượng từ trường" thành một bài học riêng và áp dụng cho tất cả các trường hợp từ trường.
- Kiến thức "Từ thông", "Hệ số tự cảm" đều phải chấp nhận dưới dạng thông báo nên không nổi bật được ý nghĩa vật lí của chúng .
- Khái niệm từ thông và độ lớn suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động không được xây dựng trên cơ sở của kiến thức lực Lorenxơ đã có từ chương trước mà phải thừa nhận các công thức tính BScos ,
e
t
và e Bvlsin . Chính vì vậy mà sự chuyển hoá năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ không được làm rõ.