Sử dụng thí nghiệm trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học kiến thức hiện tượng tự cảm vật lí 11 (LV00235) (Trang 44)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.7.Sử dụng thí nghiệm trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề

Vật lý học ở trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, thực nghiệm và suy luận lí thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Bởi vậy trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề các thí nghiệm vật lí có vai trò rất quan trọng: Thí nghiệm có thể tạo tình huống vấn đề, giúp HS tìm tòi giải quyết vấn đề xây dựng tri thức mới, củng cố kiến thức, kĩ năng đó thu được và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng của HS. Thí nghiệm kết hợp với phân tích lí thuyết làm cho HS hiểu sâu sắc quan hệ giữa các khái niệm, định luật làm kiến thức của HS thu được vững chắc hơn, đồng thời cũng phát triển tư duy vật lí ở HS. Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lí:

a, Thí nghiệm biểu diễn:

Là thí nghiệm được GV tiến hành trên lớp, bao gồm các loại sau: - Thí nghiệm mở đầu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề.

- Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng: Nhằm cung cấp các cứ liệu thực nghiệm để từ đó khái quát hoá kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết hoặc nhằm kiểm chứng lại kiến thức đó được xây dựng bằng con đường lí thuyết.

- Thí nghiệm củng cố: Nêu nên những biểu hiện của kiến thức đó học trong thí nghiệm, đòi hỏi HS vận dụng kiến thức đã học để dự đoán hoặc giải thích hiện tượng.

b, Thí nghiệm thực tập: Là thí nghiệm do HS trực tiếp tiến hành, đây là thí nghiệm có tác dụng trên nhiều mặt, bởi vậy việc tăng cường thí nghiệm thực tập là một phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Thí nghiệm thực tập gồm ba loại:

- Thí nghiệm trực diện: Có thể tiến hành dưới hình thức thí nghiệm đồng loạt (HS chia thành từng nhóm cùng làm thí nghiệm như nhau), hoặc dưới hình thức thí nghiệm cá thể (các nhóm HS cùng làm các thí nghiệm khác nhau, mối nhóm một thí nghiệm). Loại thí nghiệm này có thể sử dụng làm thí nghiệm mở đầu, khảo sát hoặc minh hoạ.

- Thí nghiệm thực hành: Thường có nội dung chủ yếu là kiểm nghiệm lại các định luật, các quy tắc đã học. Thí nghiệm này đòi hỏi sự tự lực của HS cao hơn và có thể tổ chức dưới hai hình thức là thí nghiệm đồng loạt và thí nghiệm cá thể.

- Thí nghiệm quan sát vật lí ở nhà: Là một loại bài làm mà GV giao cho từng HS hoặc nhóm HS thực hiện ở nhà. Thí nghiệm này đòi hỏi cao độ tính tự giác, sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay của HS.

Tổ chức các thí nghiệm vật lí trong quá trình dạy học không chỉ đơn thuần là rèn luyện cho HS năng lực thao tác thí nghiệm mà phải bồi dưỡng cho họ năng lực thực nghiệm bao gồm cả hai mặt: Hoạt động tư duy và hoạt động thể chất. Để đạt được mục đích đó, việc tổ chức các thí nghiệm trong dạy học phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết.

Bước 2: Thiết kế thí nghiệm cụ thể. Bước 3: Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm. Bước 4: Xử lí kết quả và rút ra nhận xét.

Với từng thí nghiệm, ở những bài học cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ HS thời gian tiết học mà GV có thể tổ chức, hướng dẫn Hs tiến hành một số bước hoặc toàn bộ các bước hoặc tự lực hoàn toàn để phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của HS.[15]

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu những cơ sở lí luận cần thiết cho việc hoàn thành đề tài.

- Chúng tôi đã tìm hiểu kĩ cơ sở lí luận của việc xác định mục tiêu dạy học tri thức cụ thể. Chúng tôi nêu rõ tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học. Chúng tôi đã làm rõ khái niệm mục tiêu thao tác, yêu cầu của việc xác định mục tiêu, phân biệt các loại mục tiêu thao tác, phân biệt bốn trình độ của mục tiêu nhận thức. Yêu cầu chung của việc xác định mục tiêu dạy học từng kiến thức.

- Chúng tôi làm rõ những cơ sở lí luận cần thiết để thiết kế phương án dạy học đáp ứng được việc xác định và thực hiện mục tiêu dạy học theo yêu cầu đổi mới.

+ Cần thiết lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình giải quyết vấn đề đối với kiến thức cần dạy, đáp ứng được đòi hỏi phương pháp luận của tiến trình khoa học xây dựng kiến thức, đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

+ Để đạt được mục tiêu cao trong dạy học là tổ chức để HS tích cực, tự chủ tham gia vào việc xây dựng tri thức mới, cần tạo ra được những điều kiện xuất phát cần thiết để tổ chức những tình huống học tập cụ thể sao cho nhờ đó làm nảy sinh vấn đề ở HS và tạo cơ hội để HS tham gia vào quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề, tạo động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực ở HS.

+ Trong khi giải quyết vấn đề sử dụng kiểu định hướng khái quát chương trình hóa nhằm tạo cơ hội cho HS phát huy hoạt động tìm tòi sáng tạo của mình đồng thời vẫn đảm bảo cho HS đạt tới được kiến thức cần dạy.

- Chúng tôi đã tìm hiểu kĩ về việc sử dụng thí nghiệm trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.

Tất cả những điều trên được chúng tôi vận dụng để thiết kế tiến trình dạy học kiến thức "Hiện tượng tự cảm" chương "Cảm ứng điện từ" (Vật lí 11).

chƯƠNG II: Phân tích nội dung chương, Thiết kế mục tiêu và hoạt động dạy học kiến thức "hiện tượng tự

cảm" chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học kiến thức hiện tượng tự cảm vật lí 11 (LV00235) (Trang 44)