Đánh giá thực trạng kế toán cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nội

3.1 Những kết quả đạt được

Tuy mới thành lập được hơn ba năm nhưng SCB chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Nguồn vốn của SCB Hà Nội tăng trưởng khá mạnh, năm 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 1126,806 tỷ đồng, gấp 8,26 lần so với năm 2005, năm 2007 tổng nguồn vốn của SCB Hà Nội là 6627,885 tỷ gấp 5,88 lần so với năm 2006, tính đến thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn SCB chi nhánh Hà Nội là 7785,701 tỷ tăng 1,175 lần so với năm 2007.

Biểu đồ 3.1: Tổng nguồn vốn SCB Hà Nội các năm (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008)

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2007 là 71,774 tỷ tăng 5,4 lần so với năm 2006, tính đến thời điểm 31/12/2008 lợi nhuận mà ngân hàng đạt được là 212,701 tỷ tăng 1,96 lần so với năm 2007.

Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận của SCB Hà Nội 2006, 2007, 2008 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán SCB Hà Nội năm 2007, 2008)

Sở dĩ có được kết quả trên do đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn đưa ngân hàng không những vững bước mà còn phát triển trong những năm qua đặc biệt năm 2008 được coi là năm khó khăn của nền kinh tế.

3.2 Những tồn tại

- Việc phân cấp chức năng nhiệm vụ của cán bộ kế toán cho vay chưa rõ ràng. Tại SCB chi nhánh Hà Nội hiện đang áp dụng mô hình giao dịch một cửa. Điều đó giúp cho các giao dịch của khách hàng diễn ra nhanh chóng thuận tiện hơn. Nhưng cũng đem đến cho các giao dịch viên một khối lượng công việc khá lớn. Đôi khi, cán bộ phụ trách kế toán kiêm luôn công việc của một giao dịch viên.

- Công việc của kế toán viên phụ trách cho vay còn đơn điệu đơn giản là việc hạch toán giải ngân, thu nợ, thu lãi căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Ngoài ra những công việc khác sẽ do cán bộ tín dụng có trách nhiệm làm như việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

- Công nghệ chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng. Phần mềm smartbank tuy giúp cho công việc giao dịch viên nhanh chóng nhưng việc áp dụng chưa thật sự đồng bộ do đó hệ thống lưu trữ, xử lý thông tin chưa phát huy được tác dụng. Việc kiểm tra kiểm soát khách hàng có thể thực hiện được khi số lượng khách hàng chưa nhiều nhưng trong tương lai thì cần có sự đầu tư ứng dụng các phần mềm mới, hoạt động có hiệu quả hơn.

- Các phương thức cho vay của Ngân hàng còn đơn giản, chủ yếu là các phương thức cho vay truyền thống như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng…chưa đa dạng được các hình thức cho vay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 30 - 32)