6.1. Kiến thức cơ bản:
Tính khối lượng riêng của vật:
m D
V
D: Khối lượng riêng, m: Khối lượng, V: Thể tích.
Công thức tính thành phần phần trăm của chất có trong dung dịch:
ct dd m C% .100% m
C%: Nồng độ phần trăm, mct: Khối lượng chất tan, mdd: Khối lượng dung dịch.
6.2. Bài tập áp dụng:
Bài tập 1: Một dung dịch chứa 30% axit nitơric (tính theo thể tích) và một dung dịch khác chứa
55% axit nitơric. Cần phải trộn thêm bao nhiêu lít dung dịch loại 1 và loại 2 để được 100lít dung dịch 50% axit nitơric?
Giải
Gọi x, y theo thứ tự là số lít dung dịch loại 1 và 2 (x, y > 0) Lượng axit nitơric chứa trong dung dịch loại 1 là 30 x
100 và loại 2 là 55
y 100
Ta có hệ phương trình: x + y = 100 30 55 x + y = 50 100 100
Giải hệ này ta được: x = 20; y = 80
Vậy số lít dung dịch loại 1 là 20 lít, số lít dung dịch loại 2 là 80 lít.
Bài tập 2: Một hợp kim gồm đồng và kẽm có khối lượng 124,5 gam. Tính khối lượng đồng và
kẽm trong hợp kim, biết rằng khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, của kẽm là 7100kg/m3 và của hợp kim là 8300kg/m3
.
Giải
Gọi x, y là lần lượt là khối lượng của đồng và kẽm có trong hợp kim. Điều kiện: 0 < x, y < 124,5.
Vì khối lượng của đồng và kẽm là 124,5gam nên ta có phương trình: x + y = 124,5 (1)
Thể tích của đồng và kẽm cũng là thể tích của hợp kim, ta có phương trình:
x y 124,5 + = 8900 7100 8300 (2) Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: x + y = 124,5 x + y =124,5 8900 7100 8300
Giải hệ phương trình trên, ta được: x = 89, y = 35,5. Vậy khối lượng của đồng là 89 gam, của kẽm là 35,5 gam.
6.3. Bài tập tự luyện:
Bài tập 1: Một vật có khối lượng 124g và thể tích 15 cm3
là hợp kim của đồng và kẽm. Tính xem trong đó có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam kẽm, biết rằng cứ 89g đồng thì có thế tích là 10cm3 và 7g kẽm có thể tích là 1 cm3.
Bài tập 2: Người ta hoà lẫn 7kg chất lỏng I với 5 kg chất lỏng II thì được một hỗn hợp có khối lượng riêng 60 kg/m3. Biết khối lượng riêng của chất lỏng I lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng II là 200 kg/m3. Tính khối lượng riêng của mỗi chất lỏng.