Qui tắc quốc tế áp dụng cho bảo lãnh ngân hàng:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH (Trang 35 - 36)

- Thời gian hiệu lực: Bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từ khi người bảo lãnh (nhà thầu) nhận được số tiền đặt cọt cho đến ngày giao hàng

2. Qui tắc quốc tế áp dụng cho bảo lãnh ngân hàng:

Cho đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chưa có luật quốc tế điều chỉnh. Mới đây Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (United Nation commision on International trade law) đã soạn thảo công ước Liên Hợp

Quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên hiện nay công ước này vẫn chưa có hiệu lực thi hành vì theo qui định ở điều 28 mục I của công ước này thì phải có năm lần phê chuẩn thông qua và chỉ có hiệu lực sau thời gian kể một năm từ ngày phê chuẩn cuối cùng. Từ ngày 1/5/95 đến ngày 12/5/95 UB đã tiến hành khoá họp lần thứ 28 để thông qua lần thứ nhất bản dự thảo công ước này.

Năm 1978, phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành ấn bản số 325 - các qui tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng (Uniform Rule fỏ contract guarantee). Tuy nhiên ấn bản này chưa thật sự cụ thể, chưa thật sự nêu rõ được tính độc lập của bảo lãnh cũng như tính chứng từ của nó. Nhược điểm của các qui tắc này là giới thiệu một loại bảo lãnh, yêu cầu một văn bản quyết định của trọng tài hay phán quyết của toà án trrong bộ chứng từ xuất trình yêu cầu thanh toán.

Mãi đến tháng 12/1991 phòng thương mại quốc tế đã hoàn thành ấn bản số 458. Các qui tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (Uniform rules for demand guarantee) và ban hành vào tháng 4/92. Đây thực sự mới là một bước hoàn thiện những qui tắc về bảo lãnh. Các quy tắc này tổng hợp những điểm tiến bộ của các quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng. URDG qui định về việc người phát hành thanh toán bảo lãnh dựa trên các chứng từ yêu cầu thanh toán và những chứng từ khác chứ không cần phải xác định việc vi phạm thực sự của người được bảo lãnh băng những chứng từ của bên thứ ba như: quyết định của trọng tài, phán quyết của toà án.

URDG,ICC 458 không những điều tiết mối quan hệ giữa người bảo lãnhvà người thụ hưởng mà còn điều tiết những mối quan hệ phát sinh từ những bảo lãnh đối ứng. Tuy vậy, đồng thời cắc qui tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URDG,ICC 325 vẫn còn hiệu lực.Các bên tham gia trong nghiệp vụbảo lãnh, tuỳ chọn có thể căn cứ theo URCG hay URDG.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w