- Thời gian hiệu lực: Bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từ khi người bảo lãnh (nhà thầu) nhận được số tiền đặt cọt cho đến ngày giao hàng
1.4. Các loại bảo lãnh khác:
1.4.1. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C ):
Thư bảo lãnh dự phòng là một loại tín dụng chứng từ hoặc một thoả thuận tương tự, trong đó ngân hàng phát hành thể hiện cam kết trách nhiệm đối với bên thụ hưởng trong việc: trả lại khoản tiền bên mở tín dụng đã vay hoặc ứng trước thanh toán bất kỳ cam kết nhận nợ nào của bên mở hoặc thanh toán, mọi thiệt hại mà bên mở gây ra do việc không thực hiện cam kết đối với bên thụ hưởng... do vậy thư tín dụng dự phòng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Thư tín dụng Ngân hàng 3 Ngân hàng phát hành dự phòng xác nhận Chỉ thị 2 Thông báo L/C Phát hành 4 dự phòng SƠ ĐỒ PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG Qui trình:
(1) Người thụ hưởng và người xin mở tín dụng thư ký kết hợp đồng thoả thuận mở thư TD dự phòng
(2) Người xin mở thư tín dụng dự phòng đề nghị ngân hàng mình phát hành L/C dự phòng
(3) Ngân hàng phát hành đông ý phát hành L/C dự phòng
(4) Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính chân thực của L/C dự phòng thì thông báo cho người thụ hưởng.
Mục đích của thư tín dụng dự phòng là nhằm để bảo vệ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, đảm bảo cho một rủi ro nào đó có thể phát sinh (Rủi ro không thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng...) Hay nói cách khác hơn thư tín dụng phòng là phương tiện bảo lãnh chứ không phải là phương tiện
Hợp đồng
1
Người thụ hưởng Người xin mở
thanh toán. Vì vậy, TD thư thương mại nhằm vào mục đích thanh toán, trong khi đó L/C dự phòng nhằm vào mục đích đảm bảo.
Thư TD dự phòng được phát hànhvà sử dụng theo qui tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng chứng từ số 500/ 1993.
1.4.2. Bảo lãnh vận đơn (Bill of lading guarantee):
- Mục đích: Nhằm bảo vệ những người có quyền lợi trước sự lợi dụng vận đơn.
- Trị giá bảo lãnh: Thường là 100 - 150%, có khi lên tới 200% trị giá hàng hoá để có thể bù đắp thiệt hại phát sinh cho đến khi chủ hàng có hàng hoá thay thế mới.
Có hai loại bảo lãnh vận đơn:
+ Bảo lãnh vận đơn người xuất khẩu là người đề nghị phát hành: Trong trường hợp này ngân hàng cam kết với người nhập khẩu bồi thường mọi thiệt hại có thể phát sinh đối với họ nếu vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời.
+ Bảo lãnh vận đơn người nhập khẩu là người đề nghị phát hành: Ngân hàng cam kết với người chủ vận tải sẽ bồi thường mọi khoản thiệt hại nếu hàng hoá được giao cho một người không có quyền nhận hàng, do chứng từ thất lạc, đến chậm hơn tàu hoặc chủ hàng vận tải được uỷ quyền nhận hàng không có chứng từ để sử dụng.
1.4.3. Bảo lãnh thuế quan (Custom Guarantee):
- Mục đích:
Bảo lãnh thuế quan đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuế trước những đòi hỏi của cơ quan thuế quan do chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình như trong trường hợp nhập hàng tạm thời để tham gia hội trợ hoặc nhập máy móc thiết bị để lắp ráp những công trình xây dựng.
- Tri giá bảo lãnh:
- Thời hạn hiệu lực:
Loại này không qui định rõ thời hạn hiệu lực, có nghĩa sẽ hết hạn khi hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế.
1.4.4. Bảo lãnh hối phiếu (Bill of exchang guarantee):
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của ngân hàng bảo lãnh trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà bên được bảo lãnh không trả và không trả đầy đủ.
Hình thức văn tự thông thường của bảo lãnh hối phiếu có thể đựơc ghi trên chính hối phiếu hoặc bằng một văn tự riêng biệt thường gọi là bảo lãnh mật.Nếu ghi trên hối phiếu thì người đứng ra bảo lãnh ký tên và viết thêm chữ '' được bảo lãnh".Nếu dưới hình thức văn thư riêng thì phải ghi rõ địa chỉ, địa điểm cấp bảo lãnh, các hối phiếu có liên quan, số tiền và thời hạn đảm bảo.
1.4.5.Bảo lãnh chứng khoán (Underwriting guarantee):
Đối với các nước có thị trường chứng khoán phát triển, khi cần vốn các công ty phát hành thêm cổ phiếu. Cổ phiếu này được bán trên thị trường chứng khoán hoặc bán cho ngân hàng. Nếu một công ty chưa đủ uy tín trên thị trường, theo luật định, cổ phiếu mới có thể không được thị trường chấp nhận. Do vậy, công ty phải đề nghị ngân hàng bảo lãnh cho cổ phiếu. Căn cứ vào tình hình tài chính, mục đích huy động vốn... ngân hàng sẽ quyết định có bảo lãnh hay không.
1.4.6. Bảo lãnh sai sót trong chứng từ nhờ thu;
Theo đề nghị của nhà xuất khẩu, ngân hàng cam kết với người nhập khẩu bù đắp những thiệt hại phát sinh trong phương thức thanh toán nhờ thu do việc xuất trình chứng từ không phù hợp với những điều khoản của hợp đồng mua bán hoặc số lượng chứng từ thiếu không được gửi tiếp.