KHAI THƯỜNG XUYÊN (TÍNH THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ).
3.2- Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị, nguyên vật liệu, hàng hoá đã xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ + Giá trị vật liệu nhập trong kỳ - Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ
Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dầu tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với những đơn vị kinh doanh những chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng xuất bán.
a- Tài khoản sử dụng:
- TK 611 “Mua hàng” (TK chi tiết 6111 – mua NVL).
Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế.
+ Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.
+ Bên có: Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng, xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
TK 611: không có số dư và thường được mở chi tiết theo từng loại vật tư, hàng hoá.
- TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết cho từng loại.
+ Bên nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. + Bên có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ. + Dư nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho.
- TK 151: “Hàng mua đang đi đường”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán.
+ Bên nợ: Trị giá hàng mua đang đi đường cuối kỳ.
+ Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ. + Dư nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác: TK 111, 112, 133, 331…
b- Phương pháp hạch toán:
b1- Đầu kỳ: Kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại: Nợ TK 6111: Giá thực tế nguyên vật liệu thu mua.
Có TK 152 (chi tiết): Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ. Có TK 151: Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường đầu kỳ.
b2- Trong kỳ:
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: + Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng.
Nợ TK 611 (6111): Giá thực tế nguyên vật liệu thu, mua. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan (TK 111, 112, 331…): Tổng giá thanh toán + Các nghiệp vụ khác làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ:
Có TK 411: Nhận góp vốn liên doanh…
Có TK 128, 222: Nhận lại vốn góp liên doanh. Có TK 311, 336, 338: Tăng do đi vay.
+ Khi được hưởng chiết khấu:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu được hưởng. Có TK 515: Số chiết khấu được hưởng không có thuế VAT. Có TK 133 (1331): Thuế VAT không được khấu trừ.
+ Khi được giảm giá hàng mua, hay trả lại hàng mua.
Nợ TK 111, 112, 331: Số giảm giá, trả lại theo tổng giá. Có TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào tương ứng.
Có TK 611 (6111): Trị giá hàng giảm giá, trả lại không có thuế VAT
- Đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: Nguyên vật liệu mua ngoài giá thực tế bao gồm cả thuế VAT đầu vào. Do vậy ghi:
Nợ TK 611 (6111): Tổng giá thanh toán.
Có TK liên quan (111, 112, 331…): Tổng giá thanh toán.
b3- Cuối kỳ.
- Căn cứ vào biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho:
Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Nợ TK 151: Trị giá hàng đang đi đường cuối kỳ.
Có TK 611 (6111): Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy số phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số trả lại, giảm giá hàng mua…) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK liên quan: 621, 627, 641, 642... Có TK 611 (6111).