và ở từng địa phương
Quy hoạch, kế hoạch BV&PTR là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp lý của nhà nƣớc về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng rừng một cách đầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất. Thông qua quy hoạch mà các loại rừng đƣợc sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý. Các thành tựu khoa học công nghệ không ngừng đƣợc áp dụng để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng rừng. Hiệu quả khai thác, sử dụng đất đƣợc thể hiện ở hiệu quả kinh tế xã hội và môi trƣờng mà quy hoạch, kế hoạch BV&PTR là cơ sở để đạt đƣợc hiệu quả đó.
Quy hoạch rừng đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nƣớc, nó không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn lâu dài. Nhờ có quy hoạch, tính chủ động sáng tạo trong khai thác, sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc nâng cao khi họ đƣợc giao quyền sử dụng rừng.
Quy hoạch rừng tạo cơ sở pháp lý cho việc giao rừng, cho thuê rừng, đất rừng để đầu tƣ trồng rừng kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo ANQP.
Quy hoạch rừng là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nƣớc nắm chắc đƣợc diện tích 3 loại rừng mà xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý, ngăn chặn các hiện tƣợng chuyển mục đích sử dụng rừng tuỳ tiện.
Kết quả của công tác quy hoạch phải đảm bảo 3 điều kiện : Kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Điều kiện về mặt kinh tế đƣợc thể hiện ở hiệu quả của việc khai thác, sử dụng rừng, điều kiện về mặt kỹ thuật thể hiện ở các công việc chuyên môn nhƣ điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ 3 loại rừng, điều kiện về mặt pháp lý là quy hoạch phải tuân theo các quy định của pháp luật, theo sự phân công phân cấp của nhà nƣớc đối với công tác quy hoạch.
Công tác quy hoạch rừng đã đƣợc khẳng định trong Luật BV&PTR năm 2004, theo đó nhà nƣớc thống nhất quản lý rừng theo quy hoạch.
Về thẩm quyền lập quy hoạch: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR trong phạm vi cả nƣớc trình chính phủ quyết định. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của địa phƣơng mình.
Nội dung của công tác quy hoạch là: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, KTXH, ANQP, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng TNR. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch BV&PTR kỳ trƣớc, dự báo nhu cầu về rừng, lâm sản. Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu bảo vệ, phát
triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch. Xác định diện tích và sự phana bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch. Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch BV&PTR. Dự báo hiệu quả của quy hoạch.
Kế hoạch BV&PTR là chỉ tiêu cụ thể hoá quy hoạch. Công tác kế hoạch tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào giải quyết có hiệu những vấn đề trọng tâm của kế hoạch trong từng thời kì.
Nội dung của kế hoạch sử dụng đất là: phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch BV&PTR kỳ trƣớc. Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp. Xác định các giải pháp, chƣơng trình, dự án thực hiện kế hoạch BV&PTR. Triển khai kế hoạch BV&PTR năm năm đến từng năm (Luật BV&PTR, 2004).