Kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng rừng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 73)

Rừng và đất rừng thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý đây là quan điểm cực kỳ quan trọng, đúng đắn của Đảng ta bởi vì rừng và đất rừng của nƣớc ta ngày nay là kết quả của quá trình chế ngự thiên nhiên gắn với lịch sử hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã đổ nhiều sức lực, xƣơng máu để giữ gìn từng tấc đất, mảnh rừng. Chính vì vậy rừng và đất rừng phải thuộc sở hữu toàn dân, nhà nƣớc là ngƣời thay mặt nhân dân đứng lên quản lý toàn bộ rừng đất rừng, nhà nƣớc là chủ sở hữu rừng đất rừng, có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của rừng đất rừng. Sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng chính là sự gắn bó thống nhất giữa hai quyền này. Từ đó trách nhiệm của chủ sở hữu cũng nhƣ hiệu quả sử dụng rừng đất rừng của các đối tƣợng sử dụng đƣợc nâng cao. Sự kết hợp giữa hai quyền này đảm bảo cho quyền sở hữu vẫn không hề thay đổi còn quyền sử dụng đƣợc thực hiện bằng hình thức nhà nƣớc giao rừng, đất rừng cho các hộ gia đình cũng nhƣ tổ chức kinh tế sử dụng ổn định lâu dài, ngoài ra nhà nƣớc con cho thuê rừng, đất rừng, có quyền thu hồi khi cần thiết. Việc sử dụng rừng, đất rừng của các đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc bảo đảm bằng pháp luật và từ đó mở rộng các quyền của ngƣời sử dụng rừng đất rừng nhƣ chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, kế thừa, thế chấp giá trị quyền sử dụng rừng, đất rừng. Từ đó cho thấy nhà nƣớc quan tâm đến lợi ích của những ngƣời sử dụng rừng, đất rừng và nhà nƣớc công nhận quyền và nghĩa vụ của họ nhất là các hộ gia đình, cá nhân đã tạo

động lực thúc đẩy quá trình sử dụng rừng đất rừng hợp lý hơn, thu hút đƣợc nguồn lực đầu tƣ vào lĩnh vực BV&PTR.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)