Một số điểm mâu thuẫn về vai trò của WTO về tự do hóa thương mại biên mậu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những thông tin cần thiết và bổ ích về tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 49)

- Thương mại dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm

3.3Một số điểm mâu thuẫn về vai trò của WTO về tự do hóa thương mại biên mậu

mậu

Một nhầm lẫn phổ biến trong quan niệm chung là thương mại biên mậu thường bị xếp vào loại các giao dịch không chính thức, quy mô nhỏ bé, phân tán và hay được xem như là một thương mại mang tính tiểu ngạch để phân biệt với thương mại chính ngạch là các giao dịch phổ biến. Thực ra, thương mại biên mậu bên cạnh ý nghĩa là các giao dịch trao đổi tại vùng biên, nó còn hàm ý như một cơ chế thương mại đặc biệt, một ngoại lệ so với thương mại thông thường và được quy định rõ ràng trong các điều khoản riêng rẽ của WTO. Điều XXIV hiệp định GATT (1947) nêu rõ: “Các điều khoản của hiệp định này sẽ không được diễn giải nhằm ngăn cản các ưu đãi mà một bên ký kết dành cho các quốc gia láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu vùng biên giới”.

Thương mại biên mậu không phải là một ngoại lệ hoàn toàn theo nghĩa GATT sẽ không điều chỉnh hình thức thương mại này. Thương mại biên mậu cũng như các hoạt động thương mại thông thường đều phải chịu sự điều chỉnh chung của các quy tắc của GATT như quy định về vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp phép, thủ tục hải quan, cách tính thuế hải quan, mức thuế nội địa. Điểm khác biệt là thương mại biên mậu cần phải xem như một cơ chế dành “ưu đãi” với mục đích tạo thuận lợi cho việc giao lưu vùng biên chứ không nhằm làm giảm đi mực độ thuận lợi đã được các bên áp dụng chung trong hoạt động thương mại thông thường. Các cơ chế ưu đãi thường được thực hiện giới dạng các ưu đãi thuế quan, trợ cấp, điều kiện thông thương, trao đổi. Vấn đề đặt ra, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của cơ chế ưu đãi biên mậu được quy định như thế nào?. Cơ chế ưu đãi biên mậu thường không gắn với đối tượng hàng hoá cụ thể nào theo hình thức một quy tắc xuất xứ nhất định như trường hợp thường thấy trong các khu vực mậu dịch tự do. Do cơ chế ưu đãi biên mậu chỉ là một quy định đơn phương nên đối tượng hưởng ưu đãi cũng linh hoạt và rất khác nhau. Có thể đối tượng hưởng ưu đãi là một hàng hoá, một doanh nghiệp hay một khu vực địa lý cụ thể. Tuy vậy, theo quy định của WTO, cơ chế ưu đãi biên mậu phải bị giới hạn về phạm vi địa lý.

Phạm vi địa lý áp dụng các ưu đãi biên mậu là như thế nào? các quy tắc của WTO không quy định rõ ràng về “giao lưu vùng biên giới” (frontier traffic) nên khả năng điều khoản này có thể bị một số nước lạm dụng để dành cho nhau sự đối xử khác biệt, không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử MFN, là điều rất dễ xảy ra. Trên thực tế, quy định về cơ chế hưởng ưu đãi trong “phạm vi giao lưu vùng biên giới” không thể xử lý một cách đầy đủ, chặt chẽ nhưng nó mang lại ý nghĩa là từng nước thành viên của WTO có thể chủ động đưa ra các quy định ưu đãi mong muốn. Từ

năm 1955, khi thảo luận về các ưu đãi này, các bên ký kết GATT đều nhất trí cho rằng việc tạo thuận lợi thông quan cho hàng hoá ở các biên giới giữa các nước liền kề hoàn toàn phù hợp với tinh thần của ưu đãi biên mậu. Vì vậy, việc xem xét tính pháp lý của cơ chế biên mậu xoay quanh các ưu đãi vật chất như thuế quan và các hàng rào phi thuế khác.

Vấn đề gây tranh cãi đầu tiên giữa các nước thành viên của GATT (bên ký kết) là phạm vi áp dụng cơ chế ưu đãi biên mậu như thế nào. Uỷ ban trù bị (Preparatory Committee) dược thành lập trước mỗi vòng đàm phán của GATT đã xem xét một số trường hợp như vậy từ những năm đầu thập kỷ 60 của Thế kỷ XX. Đề xuất của một số nước, trong đó đang lưu ý là đề xuất của Hoa kỳ cho rằng “phạm vi áp dụng điều khoản liên quan đến “ giao lưu vùng biên giới” thường chỉ giới hạn trong 15 Km tính từ biên giới” (The area affected by this provision was usually limited to a distance of 15 kilometres from the frontier). Mọi ưu đãi vùng biên sẽ chỉ có hiệu lực đối với các sản phẩm, hàng hoá được sản xuất hoặc tiêu dùng trong khu vực 15 Km từ biên giới mới đó mới được hưởng lợi các ưu đãi.

Trái với quan điểm trên, trong các phiên họp của ủy ban trù bị, các nước nhất trí cho rằng thuật ngữ “ giao lưu vùng biên giới” (frontier traffic) không bó hẹp do thuật ngữ này có thể thay đổi theo từng trường hợp và khi đó Tổ chức sẽ quyêt định nếu cần thiết”. Thực tế là GATT cũng đã rà soát yêu cầu của các nước muốn dành quy chế ưu đãi đặc biệt ngoài quy tắc MFN cho một đối tác cụ thể như trường hợp của Italia yêu cầu dành đãi ngộ ưu đãi đặc biệt cho các nước thuộc nhóm Trieste hay nước Cộng hoà Sanmarino và Vatican hay như trường hợp Cộng hoà liên bang Đức dành ưu đãi cho Đông Đức (cũ).

Khi xem xét tính hợp pháp của các ưu đãi theo thương mại biên mậu, việc đánh giá phạm vi tác động của các ưu đãi thông qua định nghĩa về “ giao lưu vùng biên giới” không có ý nghĩa bằng việc các ưu đãi đó, gây cản trở hoạt động thương mại thông thường, dẫn đến khả năng một nước thứ ba có thể bị phân biệt đổi xử đến mức bất lợi do tác động của các ưu đãi hay không? Trong trường hợp đó, cơ chế ưu đãi biên mậu được coi là trái với tinh thần và nguyên tắc của WTO và do vậy cần phải bãi bỏ.

Những phân tích trên khía cạnh pháp lý trên khẳng định rõ cơ chế thương mại biên mậu là một cơ chế đặc biệt do nước một nước đơn phương áp dụng, dành ưu đãi riêng biệt có lợi hơn thương mại thông thường. Cơ chế thương mại biên mậu được giới hạn trong phạm vi tiêu dùng và sản xuất hàng hoá trong những khu vực biên giới. Các ưu đãi này thường gắn với những mục tiêu phát triển cộng đồng dân cư biên giới và không được sử dụng vì mục tiêu dành các ưu đãi chung cho các nước láng giếng. Do không bị ràng buộc chặt chẽ theo quy định của WTO nên quốc gia có quyền tuỳ tiện đưa ra các điều kiện hoặc loại bỏ hoàn toàn quy chế này mà vấn không bị coi là đi

ngược lại với quy định của WTO. Nhìn chung, đây là một loại cơ chế ưu đãi không bền vững trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những thông tin cần thiết và bổ ích về tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 49)