- Thương mại dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm
3.2.1 Giúp hàng hóa thâm nhập dễ dàng hơn giữa các quốc gia
Vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong quá trình tự do hóa thương mại mậu biên là khá rõ nét. Với chức năng là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO, WTO sẽ là cơ quan thúc đẩy quá trình này. Nước đang phát triển giành được khả năng thâm nhập tốt hơn vào thị trường của
các nước phát triển và của các nước đang phát triển khác thông qua cắt giảm thuế quan trong khuôn khỗ GATT và WTO. Nguyên tắc cốt lõi của WTO là đối xử công bằng (được ghi trang trọng thành nguyên tắc “Tối Huệ Quốc”), điều này có nghĩa rằng, trong một số ngành/khu vực, các nước đang phát triển là thành viên của WTO tự động được quyền thâm nhập thị trường của các nước khác, mà không cần phải tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, cắt giảm thuế quan lại nhỏ hơn một cách đáng kể trong những ngành/khu vực đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, nghĩa là các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển đứng trước, về thực chất, những mức thuế quan cao hơn so với các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển. Hơn nữa, thuế quan nói chung là cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển, điều này càng hạn chế tăng trưởng thương mại, nhất là giữa các nước đang phát triển với nhau.
Trong khuôn khỗ GATT và giờ đây WTO, công cụ quan trọng nhất để đạt được khả năng thâm nhập thị trường cao hơn cho hàng hóa vẫn là các vòng đàm phán cắt giảm thuế quan. Kết quả của nhiều vòng đàm phán liên tiếp về cắt giảm thuế quan là thuế quan của các nước phát triển đối với hàng hóa phi nông nghiệp đã được cắt giảm dần dần xuống đến, tính trung bình, mức rất thấp. Tuy thế, xem xét kỷ hơn cho thấy rằng cắt giảm thuế quan là rất ít hoặc, trong một số trường hợp nhất định, thực sự không hề có cắt giảm đối với các hàng hóa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, như hàng dệt và may mặc. Vì thế, đối với hàng xuất khẩu, tính trung bình, các nước đang phát triển đụng đầu với thuế quan cao hơn so với các nước phát triển. Nói chung, thuế quan ở các nước đang phát triển là cao hơn một cách đáng kể so với các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, khả năng thâm nhập của hàng phi nông nghiệp vào thị trường của các nước đang phát triển khác bị hạn chế nhiều hơn so với thị trường ở các nước phát triển.
Một nguyên tắc quan trọng làm nền tảng cho các hiệp định WTO giúp bảo đảm nâng cao quyền tiếp cận/thâm nhập thị trường được gọi với cái tên đối xử “tối huệ quốc” (MFN). Nó ngăn chặn việc các nước phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại khác nhau và có nghĩa là mọi sự cắt giảm thuế quan được tự động áp dụng cho tất cả các thành viên khác, bất kể một nước nào đó có tham gia tích cực hay không vào những cuộc đàm phán thuế quan. Theo đó, các nước có thể chơi trò “ăn theo” (freeriders) và hưởng những cắt giảm thuế quan mà các nước khác đã đàm phán và thỏa thuận. Tình trạng này là đặc biệt có lợi cho các nước đang phát triển vì họ thiếu năng lực đàm phán và khó có thể tham gia tất cả các hiệp định của WTO. Điều này là đúng với tất cả các nước kém phát triển và đa số các nước đang phát triển ở vào mức phát triển trung bình. Nguyên tắc MFN vì thế có tầm quan trọng rất lớn đối với gia tăng khả năng thâm nhập thị trường của các nước đang phát triển – mặc dù khó chứng minh điều này về mặt thực nghiệm. Tuy nhiên, các thành viên WTO vẫn có thể đi lệch
khỏi nguyên tắc MFN này bằng cách, ví dụ, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương hay khu vực nhằm đạt đến cắt giảm thuế quan nhiều và rộng hơn. Trong những năm gần đây, hiệp định loại này đã gia tăng nhanh chóng về số lượng, với hậu quả là tầm quan trọng của nguyên tắc MFN trong thương mại thế giới bị giảm sút. Tác động của xu thế này khác nhau đối với các nước khác nhau. Đối với một số nước nhất định (ví dụ như Mêhicô và Nam Phi), khả năng thâm nhập những thị trường quan trọng như Hoa Kỳ và EU đã được cải thiện đáng kể thông qua các hiệp định thương mại song phương và/hoặc khu vực. Ngược lại, đối với các nước khác không nằm trong những hiệp định này, có khả năng kết quả sẽ là phân biệt đối xử thương mại với mức độ cao hơn. Như thế qui chế đối xử MFN đối với nhóm bên ngoài này (bao gồm hầu hết các nước nghèo) ngày nay đang trở thành đồng nghĩa với đối xử “thiểu huệ quốc” (least favoured nation).