An toàn khi thả mồi

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thả câu nghề cau vàng cá ngừ đại dương (Trang 56)

Để đảm bảo an toàn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thủy thủy thả mồi và thủy thủy liên kết dây nhánh với dây chính. Liên kết này chỉ được thực hiện khi mồi đã được thả xong. Nếu liên kết này được thực hiện trước sẽ gây nguy hiểm cho người móc mồi.

Thủy thủ làm công tác trên boong phải có đủ các đng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo bảo hộ lao động, giày, bao tay theo quy định.

a) b) b)

c)

d)

Hình 3.4.13. Bộ đồ bảo hộ lao động

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1. Mô tả công việc tháo lưỡi câu ra khỏi giá? 2. Trình bày một số phương pháp móc mồi câu? 3. Trình bày nội dung công việc móc và thả mồi?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập 3.4.1.Móc mồi

- Nguồn lực:

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Mồi câu: Mồi cá: 10 kg Mồi mực: 10 kg Mồi sống: 10kg

Dây nhánh, lưỡi câu: 30 – 35 bộ Dao xử lý mồi: 30 – 35 cái Bảo hộ lao động: 30 – 35 bộ - Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành 5 nhóm, 5 – 7 học viên/ nhóm

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động móc mồi; thao tác mẫu các động tác móc mồi

+ Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi cá: 1 giờ + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi mực: 1 giờ + Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi sống: 1 giờ - Thời gian: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng học viên - Kết quả cần đạt được:

+ Thao tác tháo lưỡi câu và móc mồi đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian

+ Đảm bảo an toàn

2.2. Bài tập 3.4.2.Thả mồi

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên + Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Mồi câu: Mồi cá: 10 kg Mồi mực: 10 kg Mồi sống: 10kg

Dây nhánh, lưỡi câu: 30 – 35 bộ Dao xử lý mồi: 30 – 35 cái Bảo hộ lao động: 30 – 35 bộ - Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành 5 nhóm, 5 – 7 học viên/ nhóm

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động móc mồi, thả mồi; thao tác mẫu các động tác thả mồi

+ Thao tác cầm mồi, thả mồi: 2 giờ + Thao diễn: 2 giờ

Từng nhóm học viên thao diễn móc mồi, thả mồi. Các học viên khác quan sát góp ý

- Thời gian: 4 giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được:

+ Thao tác cầm mồi, thả mồi đúng kỹ thuật + Đảm bảo thời gian

+ Đảm bảo an toàn

C. Ghi nhớ:

- Khi móc mồi thủy thủ gỡ nhẹ lưỡi câu ra khỏi giá theo thứ tự từ ngoài vào trong.

- Mồi câu thường được móc xuyên qua đỉnh đầu cá và hướng về phía trước. Cách móc này sẽ làm cho mồi câu sống động như đang bơi trong tự nhiên.

- Để đảm bảo an toàn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thủy thủy thả mồi và thủy thủy liên kết dây nhánh với dây chính.

Bài 5: CHUYỂN DÂY NHÁNH LƯỠI CÂU, PHAO Mã bài: MĐ 03 - 05

Mục tiêu:

- Mô tả được các bước công việc chuyển dây nhánh lưỡi câu, chuyển phao và dây nhánh phao, hỗ trợ thả dây nhánh

- Thực hiện được các công việc chuyển dây nhánh lưỡi câu, chuyển phao và dây nhánh phao.

A. Nội dung:

1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu( thẻo câu)

1.1. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu thủ công

Dây nhánh có lưỡi câu sau khi thu được xếp đặt trong giỏ tre, và chuyển về hầm chứa. Lưỡi câu được móc theo thứ tự trên thành giỏ. Đầu liên kết của thẻo câu là dây thừng tết màu xanh có chầu khuyết dây được luồn vào cây nhọn theo thứ tự của lưỡi câu. Cây chứa các đầu liên kết được đặt trên thành giỏ tre, đối diện với phía có lưỡi câu. Toàn bộ vàng câu có khoảng 800 thẻo câu được đựng trong 3 giỏ tre.

Khi thả câu các công việc được thực hiện như sau:

- Thủy thủ hỗ trợ vận chuyển giỏ tre thẻo câu từ hầm chứa đến vị trí thả lần lượt từng giỏ một cho đến khi thả xong vàng câu.

- Đặt giỏ thẻo câu nằm ở giữa người liên kết dây câu và người móc mồi câu sao cho việc lấy lưỡi câu và lấy dây liên kết thuận tiện nhất.

- Tháo đầu liên kết dây nhánh chuyển cho thủy thủ 02 liên kết dây khi cần thiết

Hình 3.5.1. Vị trí đặt giỏ thẻo câu

1.2. Chuyển dây nhánh lưỡi câu trên tàu câu công nghiệp

Trên tàu công nghiệp dây nhánh có lưỡi câu được xếp đặt trong các thùng chuyên dụng và chứa trong kho (cabin) ngư cụ.

Các bược công việc như sau:

- Trước khi thả câu, Toàn bộ vàng câu có khoảng 1500 lưỡi câu xếp gọn trong 4 thùng được chuyển đến phía đuôi tàu

- Đặt thùng lưỡi câu, dây nhánh ở hai phía của máy thả dây chính, bên cạnh vị trí của 2 thủy thủ thả dây câu.

- Hai thủy thủ luân phiên lấy đồng thời cả lưỡi câu và móc kẹp bằng tay trái hoặc tay phải, tiến hành móc mồi và thả mồi.

Hình 3.5.2. Vị trí đặt thùng dây nhánh, lưỡi câu và móc kẹp

2. Chuyển dây phao ganh, phao tròn

2.1. Chuyển dây phao ganh, phao tròn trên tàu câu thủ công

Dây ganh sau khi thu được cuốn gọn quanh phao và bỏ vào túi lưới để xếp đặt trên tàu được gọn gàng. Mỗi túi lưới chứa khoảng 100 phao ganh. Toàn vàng câu có tử 3 – 4 túi phao. Các túi phao được xếp gọn trong hầm chứa ngư cụ hoặc trên nóc cabin tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước khi thả lưới thủy thủ hỗ trợ vận chuyển dần từng bao đến vị trí thả - Xếp đặt bao phao tại giữa boong tàu thuận tiện cho thủy thủ liên kết dây

phao và dây chính khi thả.

- Phao tròn cho vàng câu khoảng 30 cái, dây phao được khoanh gọn và đặt trong giỏ chứa. Vị trí đặt giỏ phao tròn kế bên túi phao ganh và nằm ở phía đối diện với mạn thả câu.

- Khi thả gần đến phao tròn, thủy thủ hỗ trợ chuyển đầu dây liên kết cho thủy thủ kết dây chính và thực hiện ném phao ra xa dây chính.

Hình 3.5.3. Hỗ trợ thả phao trên tàu câu thủ công

2.2. Chuyển dây nhánh phao tròn trên tàu thả câu bằng máy

Trên tàu thả câu bằng máy kho chứa phao ganh, phao radio… được bố trí tại góc đuôi tàu phía mạn phải. Các loại phao được xếp gọn trên giá, dây phao được khoanh gọn, thứ tự.

Khi thả câu các công việc thực hiện như sau:

- Thủy thủ hỗ trợ chuyển các khay đựng phao dần dần ra phía sau, kế bên người móc mồi

- Quan sát dây chính, dây nhánh câu, kịp thời mở dây phao, đưa móc kẹp cho người thả dây nhánh đồng thời ném phao ganh đúng thời điểm theo tín hiệu của chuông báo.

Phao ganh

Hình 3.5.4. Hỗ trợ thả phao tàu câu công nghiệp

3. Hỗ trợ công tác thả dây nhánh

3.1. Bố trí nhân lực

Công tác hỗ trợ thả dây nhánh được thực hiện bởi từ 1 đến 3 thủy thủ, tùy theo cỡ tàu và mức độ cơ giới hóa. Thông thường có một người hỗ trợ thả dây chính, một người hỗ trợ thả dây nhánh, móc mồi câu và một thủy thủ hỗ trợ cung cấp phao và thả phao. Các vị trí của thủy thủ hỗ trợ thường được hoán đổi cho nhau khi cần thiết hoặc khi xử lý sự cố.

3.2. Các bước công việc hỗ trợ thả dây nhánh

Các công việc hỗ trợ thả dây nhánh được thực hiện theo các bước sau:

Chuyển dây nhánh đến vị trí làm việc

Kiểm tra số lượng và tình trạng sẵn sàng hoạt động của dụng cụ thiết bị dây nhánh

Chuyển dây nhánh cho người thả dây đúng thời điểm

Theo dõi việc thả dây và hỗ trợ giải quyết sự cố

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1. Trình bày nội dung công việc chuyểndây nhánh lưỡi câu? 2. Trình bày nội dung công việc chuyển phao vàdây nhánh phao? 3. Trình bày cá bước công việc hỗ trợ thả dây nhánh?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập 3.5.1. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu thủ công

- Nguồn lực:

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu thủ công

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập.

+ Dụng cụ, thiết bị: Vàng câu thủ công: 02 bộ Mỗi bộ có:

Dây nhánh: 3 – 4 giỏ

Dây ganh, phao ganh: 800 cái( 200 cái /túi) Phao cờ 5 – 10 cái

Phao radio: 02 cái

Phao tròn, dây phao: 160 – 300 cái - Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động chuẩn bị thả câu cá ngừ đại dương trên tàu thủ công. Nhấn mạnh đến vị trí đặt, số lượng các giỏ dây chính, dây nhánh, phao ganh và phao tròn trên tàu trước khi thả câu

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ dây nhánh từ vị trí cất giữ đến vị trí thả dây nhánh lưỡi câu: 1 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ phao ganh, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao ganh, dây phao: 0.5 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp các giỏ phao tròn, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao tròn, dây phao: 0.5 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp phao cờ từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao cờ: 0.5 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp phao radio từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao radio: 0.5 giờ

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên sau khi thực hiện xong các công việc

- Kết quả cần đạt được:

+ Chuyển giỏ dây nhánh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển giỏ phao ganh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển phao tròn ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuyển phao radio ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Đảm bảo thời gian

+ Đảm bảo an toàn

2.2. Bài tập 3.5.2. Chuyển dây nhánh câu, phao, dây phao trên tàu công nghiệp

- Nguồn lực:

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên

+ Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu công nghiệp

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập.

+ Dụng cụ, thiết bị:

Vàng câu công nghiệp: 02 bộ Mỗi bộ có:

Máy tời chứa dây chính: 01 bộ Máy thả dây chính: 01 bộ Thùng Dây nhánh: 2 – 4 thùng Phao cờ 5 – 10 cái

Phao radio: 04 cái

Phao tròn, dây phao: 280 – 500 cái - Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động chuẩn bị thả câu cá ngừ đại dương trên tàu công nghiệp. Nhấn mạnh đến vị trí đặt, số lượng thùng dây nhánh, phao tròn trên tàu trước khi thả câu

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp các thùng dây nhánh từ vị trí cất giữ đến vị trí thả dây nhánh lưỡi câu ở phía đuôi tàu: 1 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp các thùng phao tròn, dây phao từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao ganh, dây phao: 1 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp phao cờ từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao cờ: 0.5 giờ

+ Thực hiện công việc chuyển tiếp phao radio từ vị trí cất giữ đến vị trí thả phao radio: 0.5 giờ

- Thời gian: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm học viên sau khi thực hiện xong các công việc

- Kết quả cần đạt được:

+ Sử dụng máy tời thả dây chính và lắp vào máy thả dây chính đúng kỹ thuật. + Chuyển thùng dây nhánh ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí.

+ Chuyển thùng phao tròn ra boong, xếp gọn gàng, đúng vị trí. + Chuẩn bị phao radio,gọn gàng, đúng vị trí.

+ Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn

C. Ghi nhớ:

- Vị trí đặt giỏ thẻo câu nằm ở giữa người liên kết dây câu và người móc mồi câu sao cho việc lấy lưỡi câu và lấy dây liên kết thuận tiện nhất.

- Khi thả gần đến phao tròn, thủy thủ hỗ trợ chuyển đầu dây liên kết cho thủy thủ kết dây chính và thực hiện ném phao ra xa dây chính.

- Các vị trí của thủy thủ hỗ trợ thường được hoán đổi cho nhau khi cần thiết hoặc khi xử lý sự cố.

Bài 6: XỬ LÝ SỰ CỐ KHI THẢ CÂU Mã bài: MĐ 03 - 06

Mục tiêu:

- Hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây chính - Hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố dây nhánh - Xử lý được các tình huống dây chính bị đứt, bị rối

- Xử lý các tình huống dây nhánh bị vướng, bị rối

- Có ý thức tuân thủ mệnh lệnh thuyền trưởng và an toàn lao động

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thả câu nghề cau vàng cá ngừ đại dương (Trang 56)