Liên kết dây ganh với dây chính

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thả câu nghề cau vàng cá ngừ đại dương (Trang 44)

Đối với các tàu thủ công, phao ganh được liên kết với dây chính bằng nút chân ếch đơn hoặc chân ếch kép. Mỗi dây nhánh thì có một phao ganh và khoảng 30 dây nhánh thì có một phao bù.

Đối với tàu thả câu bằng máy, liên kết này là móc kẹp, được thực hiện bởi thủy thủ hỗ trợ. Cứ 10 lưỡi câu thì có một phao tròn. Khoảng cách này cũng được điều chỉnh để đảm bảo độ sâu đánh bắt của lưỡi câu phù hợp.

Phao ganh

Hình 3.3.7. Thả phao tròn

4. Kết thúc thả dây chính

Dây chính được thả và kết nối với dây nhánh liên tục từ phao đầu vàng câu đến khi kết thúc vàng câu.

Công việc thả câu kết thúc khi toàn bộ lưỡi câu được thả chìm trong nước. Đoạn dây trống cuối cùng kết nối với phao cờ hoặc phao radio được thả xong. Vàng câu tách khỏi tàu và trôi tự do trên biển. Tàu được điều động theo hướng ngược nước sao cho cách điểm thả cuối của vàng câu khoảng 2 - 3 hải lý, rồi tiến hành thả neo dù để giảm tốc độ trôi của tàu. Công việc của thủy thủ trực ca là quan sát hoạt động của vàng câu, phát hiện sớm các sự cố đối với vàng câu kịp thời báo cáo thuyền trưởng kịp thời giải quyết.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

1. Trình bày nội dung công việc thả dây chính?

2. Trình bày nội dung công việc liên kết dây chính dây nhánh, liên kết dây chính dây phao ganh?

2. Bài tập thực hành

2.1.Bài tập 3.3.1. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu thủ công

- Nguồn lực:

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên

+ Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu thủ công

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập. + Dụng cụ, thiết bị: + Vàng câu: 02 bộ + Mồi câu 10 kg - Tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động thả câu; thao tác mẫu các động tác thả dây chính, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao

+ Thực hiện thả dây chính thủ công: 2 giờ

Phân công học viên vào các vị trí thủy thủ 1,2,3,4

Học viên luân phiên thay đổi nhau thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3,4 Thủy thủ 01 thả dây chính

Thủy thủ 02 móc mồi, thả mồi

Thủy thủ 03 liên kết dây chính, dây nhánh câu và dây phao, thả phao Thủy thủ 04 hỗ trợ

+ Thao diễn: 1 giờ

Từng nhóm học viên thao diễn thả dây chính, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao

. Các học viên khác quan sát góp ý - Thời gian: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được:

+ Thả dây chính, dây nhánh và thực hiện liên kết dây chính với dây nhánh, dây phao ganh đúng kỹ thuật

+ Đảm bảo an toàn

2.2. Bài tập 3.3.2. Thả dây chính và liên kết dây trên tàu công nghiệp

- Nguồn lực: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng học cho 30 – 35 học viên

+ Phòng thực hành hoặc tàu câu: 02 tàu câu công nghiệp

+ Máy vi tính; projector, màn chiếu; video clip thích ứng với nội dung mô đun. + Tài liệu: Giáo trình thả câu; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị liên quan đến thực tập.

+ Dụng cụ, thiết bị:

+ Máy thả dây câu; 02 máy

+ Máy tời thả và thu dây câu: 02 máy + Vàng câu: 02 bộ

+ Mồi câu 10 kg - Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành 2 nhóm, 15 – 18 học viên/nhóm

+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1 giờ

Giáo viên chiếu video clip về hoạt động thả câu; thao tác mẫu các động tác lấy lưỡi câu, liên kết dây chính với dây nhánh câu, dây phao

+ Thực hiện thả dây chính bằng máy thả dây câu: 2 giờ Phân công học viên thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3

Học viên luân phiên thay đổi nhau thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí 1,2,3 Thủy thủ 01 thả dây chính, móc mồi, thả mồi

Thủy thủ 02 thả dây chính, móc mồi, thả mồi Thủy thủ 03 hỗ trợ

+ Thao diễn: 1 giờ

Từng nhóm học viên thao diễn thả dây chính và liên kết dây nhánh với dây chính. Các học viên khác quan sát góp ý

- Thời gian: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm học viên - Kết quả cần đạt được:

+ Thả dây chính, dây nhánh và thực hiện liên kết dây chính với dây nhánh, dây phao ganh đúng kỹ thuật

+ Đảm bảo thời gian + Đảm bảo an toàn

C. Ghi nhớ:

- Quá trình thả dây chính luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người thả dây chính và người thả dây nhánh.

- Tốc độ thả dây thường nhanh hơn tốc độ tàu, cho phép điều chỉnh độ sâu hoạt động của lưỡi câu.

- Dây nhánh được liên kết ngay sau khi mồi đã thả. Mối liên kết thực hiện là nút chân ếch đơn, chân ếch kép hoặc móc kẹp.

Bài 4: MÓC MỒI, THẢ MỒI Mã bài: MĐ 03 - 04 Mục tiêu:

- Mô tả các bước công việc tháo lưỡi câu ra khỏi giá, móc và thả mồi - Thực hiện thao tác móc mồi câu, thả mồi, thả dây nhánh

- Có ý thức tuân thủ nội quy là việc trên tàu, cẩn thận trong công việc

A. Nội dung:

1. Nhận lưỡi câu

1.1. Một số loại lưỡi câu cá ngừ

Có ba loại lưỡi câu thường sử dụng trong vàng câu cá cá ngừ đại dương đó là Lưỡi câu có vòng khuyên, lưỡi câu hình tròn và lưỡi câu chữ ”J”. Lưỡi câu chữ J sử dụng phổ biến để câu cá kiếm. Lưỡi câu được chế tạo bằng thép mạ kẽm hoặc bằng inoc, có nhiều cỡ khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) b) c)

Hình 3.4.1. Các loại lưỡi câu

a)Lưỡi câu có vòng khuyên; b) lưỡi câu hình tròn; c) lưỡi câu chữ ”J”

Lưỡi câu có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả đánh bắt của vàng câu. Tùy thuộc ngư trường, kích thước và loại đối tượng khai thác người ta lựa chọn kích cỡ và kiểu lưỡi câu phù hợp.

Lưỡi câu đang sử dụng thông dụng trên các tàu câu vàng cá ngừ đại dương ở Phú Yên là lưỡi câu inoc Đài Loan ký hiệu size 4.0 – C2 mũi lệch.

Hình 3.4.2. Lưỡi câu size 4.0 Phú Yên

1.2. Thao tác nhận lưỡi câu

Lưỡi câu được móc gọn gàng, thứ tự trên miệng các giỏ đựng dây nhánh, đặt ngay cạnh người móc mồi câu. Đối với tàu thả câu bằng máy lưỡi câu cũng được xếp thứ tự trên thành các thùng nhựa. Khi móc mồi thủy thủ gỡ lưới câu ra khỏi móc theo thứ tự từ ngoài vào trong.

Khi tháo lưỡi câu ra khỏi kẹp thủy thủ thường dùng tay phải nắm vào lưng lưỡi câu tháo nhẹ ra khỏi giá( hình 4 – 2).

2. Móc mồi

2.1. Kỹ thuật móc mồi

Mồi câu được chọn phải còn tươi, có mùi đặc trưng của loài. Khi móc mồi, tùy theo loại mồi mà chọn cách móc mồi câu thích hợp. Tác dụng của lưỡi câu và dòng chảy làm cho mồi câu sống động như đang bơi trong tự nhiên.

Một số kiểu móc mồi câu: - Móc xuyên qua đỉnh đầu cá

Hình 3.4.4. Móc xuyên qua đỉnh đầu cá

- Móc ở hai bên đầu: Mồi câu cũng có thể móc ở hai bên đầu, lưỡi câu được móc ngang hoặc lưỡi câu móc ngược về phía sau.

- Móc mực làm mồi câu: Mực thường được móc ở phía đuôi như vậy giống với mực bơi tự nhiên. Lưỡi câu được xuyên qua thân mực và hai vây để mồi được giữ chắc chắn. Mồi mực còn có thể được móc qua phần cơ kế bên hai hốc mắt.

-

Hình 3.4.6. Móc mực làm mồi câu

- Móc mồi sống : Mồi sống cũng thường được sử dụng trong nghề câu cá ngừ đại dương. Khi sử dụng mồi sống người ta móc lưỡi câu bên dưới gốc vây lưng cá để giữ cho mồi không bị chết. Mồi sống rất hấp dẫn đối với cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn nhưng không có tác dụng đối với các ngư mắt to. Ngư dân thường sử dụng mồi sống cho những lưỡi câu lắp gần với phao ganh. Các loại mồi khác được móc vào những lưỡi câu hoạt động sâu hơn.

Hình 3.4.7. Móc mồi sống

- Móc mồi có kích thước lớn: Trường hợp cá mồi có trọng lượng lớn hơn 120g người ta thường cắt xéo cá để tạo thành 2 con mồi

Hình 3.4.8. Mồi lớn được cắt xéo tạo thành 2 con mồi

- Móc mồi là thịt các loài cá: Trường hợp thả gần hết vàng câu mà thiếu mồi người ta sử dụng thịt các loài cá khác để làm mồi câu dưới dạng cắt lát. Kích thước lát mồi thường sử dụng có chiều dài 20cm, chiều ngang 5cm, độ dày từ 3 – 5cm. Nhiều ngư dân sử dụng mồi câu còn tốt cho lần câu kế tiếp. Các loại mồi sử dụng được lâu chủ yếu là mực. Mồi còn tốt là mồi chưa bị ươn thối được tháo ra khỏi lưỡi câu trong khi thu câu và ngâm vào thùng nước biển mặn. Mồi sử dụng lại thường được móc vào lưỡi câu ở vị trí khác so với lần câu trước.

Hình 3.4.9. Sử dụng thịt các loài cá khác để làm mồi câu

2.2. Thao tác móc mồi

Các thao tác móc mồi câu

- Tay trái hoặc tay phải cầm lưỡi câu

- Tay còn lại cầm mồi câu sao cho giữa ngón trỏ và các ngón khác có khe hở rộng để lưỡi câu xuyên qua (Hình 4 – 10)

- Móc lưỡi câu đâm xuyên qua con mồi vào khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ bàn tay đối diện, dùng ngón cái của tay móc mồi ấn mạnh vào phần cong của thân lưỡi câu đâm xuyên qua mồi với tốc độ nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: Móc mồi là công việc khá nguy hiểm vì phải tiếp xúc với lưỡi câu sắc, nhọn. Thao tác móc mồi phải nhanh, dứt khoát. Thủy thủ móc mồi cần phải có đầu đủ các trang bị bảo hộ lao động như bao tay, giày ủng, quần áo phải gọng gàng.

3. Thả mồi

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thả câu nghề cau vàng cá ngừ đại dương (Trang 44)