Để đánh giá tình hình cảm nhiễm bệnh CRD của gà Isabrown chúng tôi tiến hành theo dõi đàn gà của hai lô thí nghiệm. Kết quả theo dõi số lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà được trình bày tại bảng 2.3
Bảng 2.3: Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi
Tuần Tuổi Lô I Lô II Số gà theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh ( % ) Số con chết (con) Tỷ lệ chết ( % ) Số gà theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh ( % ) Số con chết (con) Tỷ lệ chết ( % ) 0-8 1000 0 0 0 0 1000 0 0 0 0 9 981 56 5,67 2 0,202 984 44 4,45 1 0,101 10 976 42 4,28 4 0,408 981 38 3,86 2 0,203 11-17 976 0 0 0 0 981 0 0 0 0 Tổng 1000 98 9,80 6 0,60 1000 82 8,20 3 0,30
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, gà chỉ thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng của bệnh ở tuần tuổi 9-10 . Giai đoạn trước và sau đó ở cả hai lô đều không xuất hiện triệu chứng của gà bị bệnh CRD.
Theo nghiên cứu về dịch tễ học, bệnh CRD thường xuất hiện ở gà từ 2 - 12 tuần tuổi. Ở lứa tuổi này gà rất dễ cảm nhiễm mầm bệnh, hời gian trước 2 tuần tuổi, người ta thường không phát hiện thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh CRD là do gà ở giai đoạn này còn có sức đề kháng của mẹ truyền qua trứng, mặt khác khi có mầm bệnh xâm nhập, cần phải có một thời gian để mầm bệnh phát triển đến khi có số lượng đủ lớn mới có thể gây bệnh.
Trong thí nghiệm của chúng tôi, chỉ phát hiện được gà mắc bệnh ở thời điểm 9-10 tuần tuổi. Điều đó cho thấy, trứng ấp ra đàn gà là các quả trứng sạch bệnh, được vô trùng đảm bảo trước khi ấp, nên gà con nở ra là gà con sạch bệnh. Tuy nhiên gà mắc bệnh ở giai đoạn 9-10 tuần tuổi, điều đó cho thấy môi trường chăn nuôi và chuồng trại có chứa nhiều mầm bệnh. Hoàng Hà (2009) [21] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi.
Số liệu ở bảng 2.2 cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh CRD của gà ở các lô là khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình trong giai đoạn sơ sinh đến 17 tuần tuổi ở lô I là 9,80 % và ở lô II là 8,20 % (thấp hơn lô I là 1,60 %).
Công bố kết quả nghiên cứu của Phan Lục (được Hoàng Huy Liệu (2002) [23] trích dẫn) cho biết, tất cả các giống gà nuôi tại xí nghiệp ở phía Bắc Việt Nam đều bị nhiễm MG ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82 - 11,97 %.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [8] tổng hợp, tác giả Nguyễn Tăng Huy trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ đưa ra kết quả, tất cả 8 trại gà nuôi tại các tỉnh Tây Nam Bộ đều bị nhiễm MG, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,90 - 6,20 %.
Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [15] cho biết, tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà thương phẩm ở miền Bắc Việt Nam là 51,60 %, ở gà giống là 10 %.
Hoàng Hà (2009) [21] cho biết, bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 – 15 % (ở đàn gà giống), 30 – 40 % (ở đàn gà thịt) và 70 – 80 % (ở đàn gà đẻ).
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh CRD ở các lô gà thí nghiệm luôn biến động theo các lứa tuổi, theo quy luật tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở lúc 9-10 tuần tuổi và không thấy ở các lứa tuổi khác. Cụ thể là: ở lúc 9 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm CRD ở lô I và lô II lần lượt là 5,69 % và 4,47 % lúc 10 tuần tuổi là 4,30 % và 3,89 % . Sự biến động về tỷ lệ nhiễm CRD có liên quan tới sức khoẻ, sức đề kháng của gà. Sau khi tiêm vaccine 8 tuần tuổi gà bị phản ứng nên gà dễ bị nhiễm CRD. Khi gà còn bé, sức khỏe, sức đề kháng của thấp, mầm bệnh dễ xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Nhưng khi tuổi gà càng lớn, sức khỏe, sức đề kháng tăng, khả năng hình thành kháng thể tạo miễn dịch cũng tăng lên, làm cho gà có khả năng chống đỡ với mầm bệnh tốt hơn. Bên
cạnh đó, do việc sử dụng các biện pháp điều trị kết hợp các loại thuốc nâng cao sức đề kháng của gà, như các loại vitamin…đã nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, làm cho tỷ lệ nhiễm bệnh giảm.