Qua theo dõi những lợn mắc bệnh đường hô hấp, chúng tôi ghi chép lại những biểu hiện lâm sàng (triệu chứng) điển hình của bệnh đường hô hấp. Với những lợn bị chết do bệnh đường hô hấp chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích và ghi lại những bệnh tích chủ yếu của bệnh.
Kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh đường hô hấp ở đàn lợn của trại. Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích điển hình được thể hiện qua bảng 2.8 và 2.9.
Bảng 2.8: Những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp Mức độ mắc bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ
(%) Biểu hiện lâm sàng
Nhẹ 150 53,36
- Ho, ho khan, khó thở, há mồm ra để thở - Tần số hô hấp tăng
- Thân nhiệt hơi cao, sốt nhẹ 39 - 39,50
C Trung
bình 92 31,50
- Chảy nước mũi - ho, khó thở,há mồm ra để thở, tần số hô hấp tăng cao
- Sốt cao 40,50 C - 410 C Nặng 50 17,12 - Sốt cao 41,50, ủ rũ, tách đàn - Bỏ ăn, nằm một chỗ -Thở thể bụng, ít ho, da nhợt nhạt, gầy còm
Qua bảng 2.8 cho thấy lợn mắc bệnh đường hô hấp đều có các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng) như: ho, lúc đầu ho khan, thở nhanh, tần số hô hấp tăng dần, há mồm ra để thở, đặc biệt những ngày thay đổi thời tiết, buổi sáng sớm và chiều tối. Cũng thông qua bảng 2.8 ta thấy lợn mắc bệnh ở mức độ nhẹ là 150 con trong 292 con lợn mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 51,36%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh ở mức trung bình là 92 con, chiếm tỷ lệ 31,50%. Tỷ lệ lơn mắc bệnh ở mức độ năng là 50, con chiếm tỷ lệ là 17,12%.
Bảng 2.9: Bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp Diễn giải Số lợn mổ khám (Con) Số lợn có bệnh tích (Con) Tỷ lệ
- Phổi viêm lan rộng có màu hồng hoặc màu nâu xám, có hiện tượng nhục hóa, gan hóa
7 3 42,85
- Hạch lâm ba phổi sưng to 7 0 0
- Khí quản có nhiều bọt khí 7 2 28,57
- Xoang ngực tích nước 7 0 0
- Phổi bị viêm dính vào
lồng ngực 7 1 14,28
Kết quả bảng 2.9 cho thấy. Trong tổng số 7 con mổ khám có 3 con có bệnh tích phổi viêm lan rộng có màu hồng, có hiện tượng gan hóa chiếm 42,85%, 2 con có bệnh tích khí quản có nhiều bọt khí chiếm 28,57%, 1 con phổi bị dính vào lồng ngực chiếm 14,28%. Các bệnh tích khác không có.
2.4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp theo phác hai đồ điều trị
Khi lợn bị bệnh đường hô hấp, chúng tôi đã sử dụng hai phác đồ điều trị. Kết quả điều trị ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp của 2 phác đồ điều trị STT Chỉ tiêu (con) ĐVT Phác đồ điều trị 1 Phác đồ điều trị 2
1 Số lợn điều trị lần 1 Con 138 154
2 Liều lượng điều trị Ml 5 5
3 Thời gian điều trị Ngày 3,68 4,16
4 Số lợn khỏi bệnh Con 137 151
5 Tỷ lệ lợn khỏi bệnh % 99,27 98,05
Qua bảng 2.10: Chúng ta thấy kết quả điều trị bệnh đường hô hấp của hai loại thuốc Martylan và Gentamicin là rất cao.
Trong số 138 lợn được điều trị bằng Martylan thì có 137 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 99,27 %, và 154 lợn điều trị bằng Gentamicin thì có 150 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,05%.
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khoẻ mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ho, tần số hô hấp và nhịp thở trở lại bình thường. Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ 1 là thuốc Martylan để điều trị bệnh đường hô hấp đem lại hiệu quả điều trị cao hơn (1,22 %) và thời gian điều trị cũng ngắn hơn (0,48 ngày) so với thuốc Gentamicin.
2.4.9. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và hiệu quả điều trị lần 2
Sau khi điều trị lợn khỏi bệnh, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi và đã phát hiện thấy có 44 con tái nhiễm, trong đó lợn được điều trị bằng Martylan tái nhiễm 18 con chiếm tỷ lệ 13,04%, lợn điều trị bằng Gentamicin tái nhiễm 26 con chiếm tỷ lệ 16,88 %. Chúng tôi vẫn sử dụng hai phác đồ trên để điều trị những lợn tái nhiễm nhưng tăng số ngày điều trị lên.
Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và hiệu quả điều trị lần 2 được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và kết quả điều trị lần 2
STT Chỉ tiêu (con) ĐVT Phác đồđiều trị 1 Phác đồđiều trị 2
1 Số lợn điều trị lần 1 Con 138 154 2 Số lợn tái nhiễm Con 18 26 3 Tỷ lệ tái nhiễm % 13,04 16,88 4 Số con điều trị khỏi lần 2 Con 17 24 5 Tỷ lệđiều trị khởi lần 2 % 94,44 92,30 6 Thời gian điều trị khỏi lần 2 Ngày 4,22 5,29
Qua bảng 2.11: Chúng ta thấy kết quả điều trị lần 2 của cả hai loại thuốc là rất tốt, thuốc Martylan có hiệu lực điều trị khỏi bệnh là 94,44%, thuốc Gentamicin có hiệu lực điều trị khỏi bệnh là 92,30%. Chúng tôi thấy điều trị bằng kháng sinh Martylan cho kết quả cao hơn Gentamicin và lệ tái nhiễm sau khi sử dụng thuốc Martylan thấp hơn thuốc Gentamicin 3,84% và thời gian điều trị lần 2 bằng thuốc Martylan ngắn hơn thuốc Gentamicin là 1,07 ngày.
Từ những kết quả trên, chúng tôi đưa ra khuyến cáo cho trại Nga Đồng là nên sử dụng kháng sinh Martylan để điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn thịt.
2.4.10. So sánh chi phí điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị
Để thấy rõ hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 phác đồ điều trị, chúng tôi so sánh chi phí điều trị của hai phác đồ. Kết quả được trình bày ở bảng 2.12
Bảng 2.12: So sánh chi phí điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị
Diễn giải ĐVT Phác đồ điều trị 1 Phác đồ điều trị 2
Số con điều trị Con 138 154
Tổng số thuốc sử dụng Ml 690 770
Đơn giá Đồng/ml 2300 2350
Tổng chi phí điều trị Đồng 1.587.000 1.809.500 Tổng chi phí điều trị/con Đồng/con 11.500 11.750
Qua bảng 2.12: Chúng ta thấy tổng chi phí điều trị theo phác đồ 1 là 1.587.000 đồng và tổng chi phí điều trị của phác đồ 2 là 1.809.500 đồng. Cùng với đó tổng chi phí điều trị/con của phác đồ 1 là 11.500 đồng, của phác đồ 2 là 11.750 đồng. Như tổng chi phí điều trị/con của phác đồ điều trị 1 thấp hơn 250 đồng so với phác đồ 2. Nên chúng tôi đưa ra khuyến cáo trại lợn Nga Đồng nên sử dụng thuốc Martylan trong điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn thịt để giảm chi phí điều trị.
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
2.5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại lợn thịt Nga Đồng với đề tài:“ Đánh giá
tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn từ sau cai sữa đến xuất bán và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
Từ các kết quả thu được và qua phần thảo luận, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn Nga Đồng là tương đối cao (73%).
- Lợn nuôi thịt ở tất cả các lứa tuổi đều mắc, tuy nhiên lợn ở giai đoạn từ sau cai sữa đến 1 tháng tuổi mắc thấp nhất (9,00%), ở giai đoạn > 4 tháng đến xuất chuồng mắc cao nhất (19,89%).
- Lợn mắc bệnh đường hô hấp ở tất cả các tháng trong thời gian theo dõi. Tháng 9 và tháng 10 lợn mắc bệnh đường hô hấp nhiều nhất (16,54% và 18,87%), tháng 6 có tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp thấp nhất (9,00%).
- Cả lợn đực và cái đều mắc bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, lợn cái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lợn đực (3,23%).
- Tỷ lệ lợn chết trong số lợn mắc bệnh đường hô hấp theo các giai đoạn là rất thấp. Giai đoạn > 2 tháng đến 3 tháng nuôi có tỷ lệ lợn chết cao nhất (5,17%), giai đoạn cai sữa đến 1 tháng nuôi có tỷ lệ chết thấp nhất (0%)
- Hầu hết các lợn mắc bệnh đường hô hấp đều thể hiện triệu chứng và bệnh tích rất rõ ràng.
+ Về triệu chứng: Qua theo dõi thấy lợn mắc bệnh ở mức độ nhẹ là 150 con, trong 292 con lợn mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 51,36%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh ở mức trung bình là 92 con, chiếm tỷ lệ 31,50%. Tỷ lệ lơn mắc bệnh ở mức độ nặng là 50 con, chiếm tỷ lệ là 17,12%.
+ Về bệnh tích: Trong tổng số 7 con mổ khám, có 3 con có bệnh tích phổi viêm lan rộng có màu hồng, có hiện tượng gan hóa chiếm 42,85%, 2 con có bệnh tích khí quản có nhiều bọt khí chiếm 28,57%, 1 con phổi bị dính vào lồng ngực chiếm 14,28%. Các bệnh tích khác không có.
- Hai loại thuốc kháng sinh Martylan và Gentamicin đều có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn thịt. Tuy nhiên thuốc Martylan có nhiều ưu thế hơn về hiệu quả, thời gian điều trị.
2.5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả thu được còn chưa được như mong muốn.
Về bản thân do lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm làm việc, phương pháp nghiên cứu còn hạn chế. Do vậy kết quả thu được còn rất khiêm tốn.
2.5.3. Đề nghị
Qua thời gian thực tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau: - Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tu sửa chuồng trại, công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thú y. Thường xuyên phun thuốc sát trùng ngay cả khi trại không có dịch.
- Tăng cường công tác quản lý đàn lợn, giảm tối thiểu việc di chuyển đàn và nuôi nhốt với mật độ quá đông.
- Khuyến cáo cơ sở lựa chọn loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao với mầm bệnh theo kết quả thử kháng sinh đồ để nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời tiếp tục có những nghiên cứu mới để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn nữa.
- Thực hiện tốt hơn nữa quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để giảm tỷ lệ mắc bệnh đối với đàn vật nuôi. Chú ý thực hiện tốt quy trình tiêm vắc xin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm bệnh Actinobacillus Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi viêm - màng phổi ở lợn”, Tạp chí khoa học thú y, tập XIV (2), Tr. 56 - 59.
2. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), Hội thảo PRRS, Khoa thú y, trường Đại học Nông nghệp I.
4. Phạm Sỹ Lăng, Phan Lục, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn
và biện pháp phòng trị. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006), Thực hành điều trị thú y, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
6. Trương Lăng và Xuân Giao (2006), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb lao động xã hội.
7. Trịnh Phú Ngọc (1998), “Phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của Streptococcus gây bệnh ở một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí
Khoa học Kỹ thuật Thú y (2), Nxb khoa học kỹ thuật, Tr. 23 - 32.
8. Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thị Nội (1991), Một số vi khuẩn thường gặp
trong bệnh ho thở truyền nhiễm ở lợn, Công trình nghiên cứu KHKT
1990 - 1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
10. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Thuỷ (2002), Kết quả xác định nguyên
nhân gây bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc, báo
11. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng
trị, Nxb Lao động - Xã hội.
12. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi
sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm trong
chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
14. Herenda.D, Chambers.P.G, Ettriqui, Soneviratna,Daislva. I.J (1994), “Bệnh viêm phổi”, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, (119), Tr 175 - 177.
15. John Carr(1997), “Hai mươi nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở lợn”.
Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (3), Tr 91 - 94.
16. John carr (2001), “Hội chứng hô hấp ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
thú y, Tập ΙV (4), Tr. 89-93.
17. Laval.A (2000), Dịch tễ học thú y, Tài liệu tập huấn thú y, Cục thú y Hà Nội. 18. Stan Done (2002), “Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp ảnh hưởng như
thế nào đến sức khỏe đàn lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VIII (3), Tr. 91 - 93.
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
19. Ahn D.C and Kim B.H (1994), “Toxigenicity and capsular serotypes of
Pasteurella multocida isolated from pneumonic lungs of slaughter
pigs”, Proc, Int, pig vet, Soc Congr, pp, 165.
20. Buttenschon (1991), The primary structure of Staphylococcal enterotoxin B3. The cyanogen bronmide peptides of reduced and aminoethylated enterotoxin B, and the complete amino acid sequence.
21. Carter (1955), “Type specific capsulars antigens of Pasteurella
22. Clipton - Harlley,F,A, Alexander T,T,L, and Enright,M,R. (1986), Diagnosis
of Streptococcus suis infection, Inproc Am Assoc swine pract.
23. Haddleaton K. L, Reber P,A (1972), “Fowl cholera: Cross - immunity imducesin Turkey with formalin - Killer in vivo propagated
Pasteurella multocida’’. Avian Dis 2, pp. 249 - 252.
24. Kielstein.P (1986), “On the occurrences of toxin producing Pasteurella
multocida Strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and
cattle’’, J. Vet Med, pp. 418 - 424.
25. Nicolet.J (1992), Actinobacillus pleuropneumoniae diseases of swine,
IOWA State University Press/ AMES, IOWA USA, 7th Edion.
26. Taylor.D.J (2005), “Actinobacillus Pleuropneumoniae”, Bacterial
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1: Lợn ngồi thở, nhịp thở nhanh, thỉnh thoảng ho từng cơn, kéo dài
Hình 2: Lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp
Hình 3: Phổi lợn bệnh đường hô hấp
Hình 4: Phổi của lợn bệnh
Hình 7: Điều trị bệnh Hình 8: Quét vôi trước khi nhập lợn con
Hình 9: Phun sát trùng đường nhập
lợn con Hình10: Chuẩn bị úm trước khi nhập lợn con
Hình 11: Phun sát trùng trước khi vào trại Hình 12: Kiểm tra lợn trước khi nhập trại