Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ sau cai sữa đến 1 tháng tuổi, giai đoạn từ 1 tháng đến 2 tháng tuổi, giai đoạn từ 2 tháng đến 3 tháng tuổi, giai đoạn từ 3 tháng đến 4 tháng tuổi và 4 tháng tuổi đến xuất chuồng. Kết quả được trình bày bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Cai sữa – 1 400 36 9,00 > 1 – 2 398 50 12,56 > 2 – 3 395 58 14,68 > 3 – 4 393 70 17,81 > 4 - xuất chuồng 392 78 19,89
Kết quả bảng 2.4 cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn từ cai sữa đến 1 tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất (9,00 %) và sau đó tăng dần ở giai đoạn > 2 tháng đến 3 tháng tuổi (14,68%), > 3 tháng đến 4 tháng tuổi (17,81 %), và từ > 4 tháng tuổi đến xuất chuồng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (19,98%). Tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng dần theo tháng tuổi là vì giai đoạn lợn vừa nhập chuồng được kiểm tra nghiêm ngặt, lợn không đảm bảo được tách để chăm sóc riêng hoặc loại bỏ. Đồng thời giai đoạn đầu do công tác chuẩn bị chuồng trại tốt đã giảm tác nhân gây bệnh về mức thấp nhất. Ngoài ra thời gian đầu mật độ nuôi thấp, tỷ lệ tiếp xúc mầm bệnh không cao nên lợn ít mắc bệnh. Càng về sau khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng cao và qua thời gian lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên. Và mật độ lợn tăng cao nên khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp càng cao do đó khả năng mắc bệnh tăng lên theo thời gian. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1]. Như vậy, từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.