Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán; Giải quyết các sự kiện sau ngày ký BCKT

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 43 - 47)

- Giải quyết các sự kiện sau ngày ký BCKT

1.6.2 Hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán của Công ty được xác định theo mô hình chuẩn từ 43

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Đinh Thế Hùng

năm 2002 theo mô hình hồ sơ kiểm toán của AASC. Hệ thống này được xây dựng phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt nam.

Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ kiểm toán được tổ chức thành hồ sơ kiểm toán thường trực và hồ sơ kiểm toán năm.

- Hồ sơ kiểm toán thường trực ( Permanent File): Là hồ sơ kiểm toán chứa

đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng.

Hồ sơ kiểm toán thường trực thường gồm các thông tin về: tên và số hiệu hồ sơ; các thông tin chung về khách hàng; các tài liệu về thuế; các tài liệu về nhân sự; các tài liệu về kế toán; các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài; các tài liệu khác. Hồ sơ kiểm toán thường trực được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên quan đến các tài liệu đề cập trên đây.

- Hồ sơ kiểm toán năm (Final Audit File): Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.

Hồ sơ kiểm toán năm thường gồm các thông tin về: các thông tin về người lập, kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán; các văn bản tài chính, kế toán, thuế…của cơ quan Nhà nước và cấp trên liên quan đến năm tài chính; báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC và các báo cáo khác…; hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có) và bản thanh lý hợp đồng; những bằng chứng về kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán chi tiết, chương trình làm việc và nhưng thay đổi của kế hoạch đó; những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng; những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác; những bằng chứng đánh giá của KTV về những công việc và kết luận của KTV nội bộ; các sự kiện phát sinh 44

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Đinh Thế Hùng

sau khi kết thúc niên độ; những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được; những phân tích của KTV về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư các tài khoản cũng như về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt động của khách hàng; …

KTV phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến:

- Kế hoạch kiểm toán;

- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã thực hiện;

- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;

- Những kết luận mà KTV rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.

Hồ sơ kiểm toán phải ghi lại tất cả những suy luận của KTV về những vấn đề cần xét đoán chuyên môn và các kết luận liên quan. Đối với những vấn đề khó xử lý về nguyên tắc hay khó xét đoán chuyên môn, ngoài việc đưa ra kết luận, KTV còn phải lưu giữ những thông tin có thực, cần thiết thu thập được. Hồ sơ kiểm toán phải lưu giữ kết quả kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của từng cấp có thẩm quyền theo quy định của công ty kiểm toán.Hồ sơ kiểm toán không thể và không phải thu thập tất cả mọi tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán. Hồ sơ làm việc được tổ chức và sắp xếp một cách có hệ thống theo các chỉ mục từ tổng hợp đến chi tiết. Việc tra cứu thông tin và soát xét hồ sơ trở lên dễ dàng hơn thông qua hệ thống ký hiệu tham chiếu các vấn đề kiểm toán trên tài liệu và giấy làm việc. (Phụ lục 1, phụ lục 2)

Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ tại công ty để đáp ứng yêu cầu hành nghề và phù hợp với quy định chung của pháp luật về bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu do Nhà nước quy định và quy định riêng của tổ chức nghề nghiệp và phù hợp với quy định của riêng công ty.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Đinh Thế Hùng 1.6.3 Giấy tờ làm việc

Hệ thống hồ sơ kiểm toán của AASC chứa đựng các giấy tờ làm việc và các tài liệu do KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán.

Nhằm thuận lợi cho công việc kiểm toán cũng như sự kiểm soát chất lượng công việc, Công ty quy định một hệ thống các mẫu giấy tờ làm việc thống nhất theo từng mục cụ thể và được đánh tham chiếu cho các mục đó. Các giấy tờ làm việc trong một bộ hồ sơ kiểm toán bao gồm:

- Tờ tổng hợp số dư kiểm toán: là phần quan trọng nhất của một bộ hồ sơ kiểm toán. Tờ tổng hợp này phản ánh số dư tài khoản trước điều chỉnh và phân loại lại - điều chỉnh và phân loại - sau điều chỉnh. Mỗi khoản mục của BCTC trên tờ này đều phải đánh số tham chiếu vào từng phần hành riêng (tờ đầu của từng phần hành).

- Tờ đầu của từng phần hành: gồm những giấy làm việc phản ánh số dư trên sổ cái mà nằm trong một khoản mục của BCTC. Tờ này tập hợp tất cả các bút toán điều chỉnh có ảnh hưởng đến khoản mục đó. KTV phải đánh dấu tham chiếu từ tờ này đến tờ kiểm tra chi tiết để người soát xét có thể soát xét nội dung kiểm tra của từng khoản mục.

- Tờ ghi chú hệ thống: tờ này ghi chép các thông tin cơ sở của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới phần hành kiểm toán.

- Chi tiết kiểm toán: là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với từng phần hành. KTV trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ tiến hành phỏng vấn trên cơ sở hệ thống các câu hỏi có sẵn để xác định thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện.

- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh: dùng để tập hợp toàn bộ các bút toán điều chỉnh đã thống nhất với khách hàng. Sau khi đã điều chỉnh và phân loại lại đã được ghi vào tờ đầu, tờ tổng hợp số dư kiểm toán và bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh thì KTV mới lập BCTC mới sau điều chỉnh.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Đinh Thế Hùng

Giấy làm việc dùng để ghi chép và lưu giữ các bằng chứng mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán phục vụ cho việc đưa ra ý kiến về phần hành kiểm toán. Giấy làm việc của KTV có thể là mẫu có sẵn của công ty, hay các mẫu KTV tự thiết kế, hay các giấy làm việc viết tay có ghi rõ người thực hiện, ngày thực hiện. Đối với các ghi chép thêm của KTV phải được ghi chú rõ ràng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu sau này. Các giấy làm việc phải được trưởng nhóm kiểm toán kiểm tra xem có tuân thủ theo đúng chương trình kiểm toán và yêu cầu công việc không để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành thông suốt, chất lượng cao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 43 - 47)