Sau mỗi tiết dạy ở lớp TN và ĐC, kiểm tra bài cũ với nội dung bài kiểm tra giống nhau giữa các lớp TN và ĐC được thiết kế để đánh giá ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Bài kiểm tra có thời lượng 10 hoặc 15 phút bằng hình thức tự luận. Điểm kiểm tra được tổng hợp và xử lý theo công thức toán học thống kê.
Xét về độ lệch chuẩn (S) của lớp TN với ĐC1 và với ĐC2 ở Bảng 4.5 và 4.6, cho thấy S không đáng kể. Điều này thể hiện độ chênh của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng là đảm bảo yêu cầu của đề kiểm tra, phù hợp với đối tượng HS. Từ đây chúng tôi khẳng định, những biện pháp sử dụng CNTT luận án đề xuất, áp dụng vào TN sư phạm trong các loại hình trường học khác nhau, nhưng đều cho kết quả cao hơn so với lớp ĐC1 và ĐC2. Như vậy, về định lượng và cả định tính đều khẳng định những đề xuất của Luận án có tính khả thi, phổ biến và cần được vận dụng vào thực tiễn.
Để đánh giá tổng thể, Luận án tiếp tục tổng hợp tần số lần điểm của các lớp TN và ĐC, tính tham số trung bình cộng (Bảng 4.4 và 4.5). Số liệu tổng hợp cho biết hiệu quả của các biện pháp TN trên mặt bằng chung giữa các trường TCCN trên địa bàn Hà Nội. Kết quả tính toán cho thấy, số trung bình cộng của nhóm TN bao giờ cũng cao hơn nhóm ĐC. Cụ thể, ở Bảng 4.3, các lớp ĐC1, ) = 6.22 điểm; ĐC 2, ) = 6.70 điểm, còn ở lớp TN, ) = 7.40 điểm. Mức chênh lệch giữa các lớp TN với ĐC 1 là 1.18 điểm, giữa các lớp TN với ĐC 2 là 0.7 điểm. Bảng 4.4, lớp ĐC1, ) = 6.21 điểm; lớp ĐC2, ) 6.67 điểm và ở các lớp TN, )= 7.37 điểm.Mức chênh lệch giữa lớp TN với ĐC 1 là 1.16 điểm và giữa các lớp TN với ĐC2 là 0.7 điểm.
Quan sát đường biểu diễn tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của các lớp TN và ĐC ở Biểu đồ 4.4 cho thấy, đường biểu diễn của các lớp ĐC1 (màu vàng) và ĐC2 (màu tím) gấp khúc ở nhiều điểm, đạt đỉnh tại vị trí điểm 7 (lớp ĐC1 là 27.1% và
ĐC2 là 30.6%). Trong khi đó, đường biểu diễn của các lớp TN (màu xanh) cao và nhọn dần, ở vị trí điểm 7 đạt 23.8% và đạt đỉnh tại vị trí điểm 8 (34.1%). Biểu đồ 4.5 cho thấy, đường biểu diễn của các lớp ĐC1 và ĐC2 cũng chỉ đạt đỉnh tại vị trí điểm 7 (lớp ĐC1 là 27.7%, ĐC2 là 29.9%); còn đường biểu diễn của các lớp TN có vị trí điểm 7 đạt 29.8% và đỉnh điểm tại vị trí điểm 8 (30.5%), cao hơn hẳn so với hai đường biểu diễn bên canh.
Nếu tính chung hai biểu đồ, ta thấy rõ tính chất bắc cầu: đường biểu diễn tỉ lệ điểm của các lớp ĐC1 thấp hơn so với ĐC2, nhưng tỉ lệ điểm của lớp ĐC2 lại thấp hơn so với lớp TN. Vậy, các biện pháp Luận án đề xuất là phù hợp, mang tính khả thi, cần được phổ biến rộng rãi
Sau cùng, nhằm kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các biện pháp TN sư phạm, Luận án dựa vào tham số trung bình cộng và phương sai đã tính (bảng 4.6 và bảng 4.7) để tìm giá trị (t). Trên cơ sở giá trị (t), Luận án tra bảng phân phối Student với a = 0,05 và độ lệch chuẩn tự do k = 2n-2 để tìm giới hạn. Kết quả giá trị t và thể hiện trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7.
Qua phân tích kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm, so sánh với thực tiễn dạy và học môn GDCT, có thể kết luận, DH môn GDCT có sử dụng CNTT là hướng đi đúng và rất khả quan trong xu hướng đổi mới PP dạy học. Do vậy, cần nhận thức đúng, có sự đầu tư hơn nữa để việc sử dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCT ở các trường TCCN trên Hà Nội và cả nước