4.2.1.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Luận án sử dụng hai loại giáo án (Word và giáo án điện tử), cung cấp nguồn học liệu điện tử để GV nghiên cứu trước, chuẩn bị tốt cho các khâu dạy học trên lớp.
Thực nghiệm sư phạm mang tính tổng hợp nhiều mặt, nên cần kết hợp nhiều hình thức, biện pháp và các khâu khác nhau trong một tiết dạy, từ kiểm tra bài cũ đến củng cố, cuối cùng là hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
4.2.2.Quá trình chuẩn bị thực nghiệm sư phạm
Công tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm toàn phần gồm ba nội dung: Liên hệ với Ban Giám hiệu và GV, lựa chọn và chuẩn bị chuyên môn, chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học. Việc liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường và GV bộ môn cần thực hiện sớm, bố trí lịch thực nghiệm tốt nhất là từ tiết 2, tiết 3.
Bài thực nghiệm chọn mỗi chương một tiết, soạn cả hai giáo án văn bản và giáo án điện tử trên tinh thần bám sát nội dung chương trình trên tinh thần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS
4.2.3.Tổ chức thực nghiệm
Ở lớp ĐC1, GV giảng bài theo PP truyền thống (không sử dụng CNTT, chỉ sử dụng lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh trong giáo trình hoặc in trên giấy A3, Ao); ở lớp ĐC2, GV giảng bài đã sử dụng CNTT, nhưng còn hạn chế về kỹ năng, PP và biện pháp sử dụng. Ở lớp thực nghiệm sư phạm, GV giảng bài có sử dụng CNTT, sử dụng cả hai giáo án (Word và giáo án điện tử), do tác giả cung cấp, trao đổi.
Kiểm tra nhận thức của HS của hai lớp vào cùng thời điểm với câu hỏi vừa trắc nghiệm, vừa tự luận. Nội dung câu hỏi nằm trong nội dung bài giảng thực nghiệm.