* Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường xảy ra ở nái sau khi đẻ, có thể xảy ra ở nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị.
Bệnh xảy ra do những nguyên nhân chính sau:
Lợn là loài động vật đa thai do nhu cầu cải tạo giống ngày càng cao, khả năng sinh sản ngày càng nhiều, thời gian sinh sản kéo dài làm cho bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bộ phận sinh dục.
Cơ quan sinh dục lợn nái biến đổi không bình thường do chấn thương tử cung trong khi đẻ, đẻ khó và có thể do nhiều trường hợp khác nhau như: lợn nái tơ đem phối giống sớm, lợn nái nuôi lâu năm mang thai nhiều.
Do trong khi đẻ tử cung co bóp yếu.
Do lứa trước bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến dạng nên nhau không ra hết hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Nái ngoại nhập dễ bị mắc do chưa thích nghi với điều kiện môi trường và khả năng sinh sản nhiều con/1 lứa.
Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [16], thì lợn nái sinh sản tất cả đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở chất dịch tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào phát triển.
Do lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm truyền sang cho lợn nái.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [11], thì viêm tử cung còn do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục lợn cái. Chuồng trại và môi trường sống của lợn nái bị ô nhiễm.
+ Theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [5], thì viêm tử cung âm đạo chủ yếu do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết
(Streptococcus hemolitica) và các loại vi khuẩn Proteus vulgaris, Klebsiella,
E.coli dung huyết gây ra. Ngoài ra còn do trùng roi (Trichomonas fortus) và
nấm (Candida albicans).
+ Ngoài những nguyên nhân kể trên bệnh viêm tử cung còn do biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây nên trong thời gian động đực (lúc cổ tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật.
+ Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [13], do trong quá trình có thai lợn nái ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), sảy thai truyền nhiễm (Brucelosis) và một số bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dần đến việc sảy thai, chết lưu thai gây viêm tử cung.
* Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] cho rằng: khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới những hậu quả chính sau:
- Lợn mắc bệnh viêm tử cung sẽ dễ dẫn tới hiện tượng sảy thai. Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phá huỷ thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực cơ tử cung tăng lên nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.
- Lợn mẹ mắc bệnh viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc gây hiện tượng thai chết lưu.
- Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục có mặt rất nhiều vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tạo sữa của Prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít sữa hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi làm cho lợn con thường bị tiêu chảy và còi cọc.
Theo Trần Thị Dân (2004) [3] cho rằng: lợn nái mắc bệnh viêm tử cung mạn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại. Nếu tử cung bị viêm mạn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone. Progesterone ức chế thùy trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thểđộng dục trở lại được và không rụng trứng được.
Như vậy, ta thấy hậu quả của bệnh viêm tử cung là rất lớn, để tỷ lệ mắc bệnh giảm người chăn nuôi phải có những hiểu biết nhất định về bệnh từ đó tìm ra biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sinh sản.
* Triệu chứng: các triệu chứng lâm sàng chung khi lợn nái bị bệnh sau khi đẻ 1-7 ngày lợn ăn ít, sốt cao 40-410C sốt theo quy luật lên xuống (buổi sáng sốt nhẹ 39-39,50C, buổi chiều sốt cao 40-410C) có dịch âm hộ chảy ra màu trắng đục, hôi tanh.
Theo Đặng Đình Tín và Nguyễn Hùng Nguyệt (1986) [18] thì viêm tử cung ở lợn nái được chia thành các thể sau:
- Viêm tử cung thể nhẹ: hay còn gọi là viêm nội mạc tử cung thể cấp tính có mủ. Khi niêm mạc tử cung và âm đạo bị tổn thương, bị xây sát và bị nhiễm khuẩn thì gia súc có một số biểu hiện triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, con vật có biểu hiện đau đớn nhẹ, dôi
khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại thành từng đám vảy khô, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo niêm dịch và dịch viêm thải ra ngoài nhiều. Cổ tử cung hơi mở có mủ chảy qua cổ tử cung, niêm mạc âm đạo bình thường.
- Viêm tử cung thể vừa: thường gặp là viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Ở thể viêm này niêm mạc tử cung thường bị hoại tử, những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Trường hợp này xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ. Thân nhiệt cao ăn uống và lượng sữa giảm, có khi mất sữa hoàn toàn, kế phát viêm vú. Con vật thể hiện trạng thái đau đớn luôn rặn lưng và cong đuôi lên, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ và lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử và niêm dịch, dịch chảy ra có màu vàng xanh lẫn mủ trắng đục và có mùi tanh thối.
- Viêm tử cung thể nặng: thể này thường gặp với viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2000) [15] cho rằng: viêm cơ tử cung
(Myomestritis Puerperalis) thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từđó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung bị phân giải mà tử cung bị thủng hoặc bị hoại tử từng đám to. Lợn nái bị bệnh ở thể này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ rệt: thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm đạo
tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng và có màu đỏ thẫm. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản những lần sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
Theo Đặng Đình Tín và Nguyễn Hùng Nguyệt (1986) [18] cho biết: viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperralis) thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường thể hiện cấp tính và cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng: con vật ủ rủ, mệt mỏi, uể oải, đại tiểu tiện gặp khó khăn. Con vật ăn uống kém hoặc bỏăn thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và các tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Thể viêm này thường dẫn đến kế phát viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Nếu không kịp thời điều trị dẫn đến mất khả năng sinh đẻ lần sau.
* Chẩn đoán viêm tử cung
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu sức khỏe nái giảm sút, bệnh không được can thiệp sớm, vi trùng có thể vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ tuyến vú hoặc gây nhiễm trùng máu tạo nên thể điển hình của hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA). Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất. Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân. Có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng sau:
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung STT Các chỉ tiêu phân biệt Viêm tử cung thể nhẹ (Viêm nội mạc tử cung) Viêm tử cung thể vừa (Viêm cơ tử cung) Viêm tử cung thể nặng (Viêm tương mạc tử cung) 1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao 2 Dịch viêm Màu Trắng xám, trắng sữa Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt
Mùi Tanh Tanh, thối Thối khắm
3 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau 4 Phản ứng co cơ tử cung Phản ứng co giảm Phản ứng co rất yếu Phản ứng co mất hẳn 5 Bỏăn Bỏăn một phần
hoặc hoàn toàn Bỏăn hoàn toàn Bỏăn hoàn toàn Theo Lê Văn Năm (1997) [14] thì: khi lấy protid muxin trong dịch nhầy chảy ra từ âm đạo lợn nái rồi cho vào 1ml dung dịch acid axetic 1% hay (dấm chua) nếu phản ứng dương tính khi muxin kết tủa điều đó chứng tỏ lợn không bị viêm tử cung, nếu ngược lại muxin không kết tủa phản ứng âm tính kết luận lợn bị viêm tử cung.
* Phòng bệnh
- Chuồng trại trước khi đẻ 1 tuần phải rửa sạch sẽ rắc vôi bột hoặc nước vôi 20%, sau đó rửa sạch chuồng bằng nước thường.
- Tắm cho lợn nái sau khi đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và bầu vú. - Khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kỹ bằng rượu, cồn và xoa trên bàn tay bằng dầu lạc. Tốt nhất là đeo găng tay bảo hộ.
Thường lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì gần như 100% bị viêm tử cung. Để đề phòng các trường hợp bị viêm tử cung nên tiêm cho lợn nái một liều thuốc kháng sinh như: Tetramycin 10ml/ngày, liên tục trong 3 ngày. Tylan 50 hoặc Suanaul 5: 10ml/ngày, liên tục trong 3 ngày.
- Trong quá trình đẻ nên kết hợp cùng Oxytocin hay Han-Prost để thúc đẻđồng thời tránh sót nhau và tống các dịch ứ trong tử cung ra ngoài.
- Cho lợn nái chửa vận động thường xuyên đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
- Sau khi đẻ xong nhau ra hết phải thụt rửa tử cung bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc sát trùng Bioxit 0,1% sau đó bơm kháng sinh vào.
- Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis… bằng cách dùng vắcxin đúng quy trình, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản, tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sảy thai.
* Điều trị
Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh: bệnh do vi khuẩn gây ra nên việc đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh là phải tiêu diệt sớm và kịp thời tránh sự lây lan của vi khuẩn. Để có hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh và hóa dược trong điều trị.
Theo Đặng Đình Tín và Nguyễn Hùng Nguyệt (1986) [18], hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm mủ ra ngoài và để phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể.
Để thải hết dịch viêm, mủ, niêm dịch và các chất bẩn trong tử cung ra ngoài, thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng: dung dịch Rivanol 0,1%, acid boric 3%, thuốc tím 0,1%...
Trường hợp bệnh nặng, đồng thời điều trị cục bộ người ta có thểđiều trị toàn thân như: sau khi thụt rửa xong, có thể tiêm bằng các loại kháng sinh cho con vật kết hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh tốt.
Theo Lê Văn Năm (1997) [14], điều trị viêm tử cung cần đạt 2 mục đích sau: phục hồi nguyên vẹn niêm mạc tử cung và phục hồi chức năng co bóp của tử cung. Người ta dùng phương pháp thụt rửa và sau đó can thiệp bằng các loại thuốc kháng sinh như: tiêm cho uống hay bơm vào tử cung và tiêm trợ lực bằng thuốc bổ. Thụt rửa bằng các dung dịch: nước sinh lý, nước muối 1-2%, Streptocid 1%, thuốc tím 0,5%.
Sau khi thụt rửa xong thì có thể dùng thuốc theo liệu trình sau: Tiêm bắp Calcium fort 10ml/nái/2 lần/ngày.
Bơm vào tử cung 500.000 UI Penicillin hòa với 50ml nước cất. Ngày tiêm một lần dùng liên tục trong 3 ngày.
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [14] thì: dùng Oxytocin với liều 20 - 40UI/con/ngày, để tử cung co bóp tống chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. Sau đó thụt rửa tử cung bằng Han - Iotdine 5%, tiêm kháng sinh: Gentamicin 4% 1ml/6Kg thể trọng hoặc Lincomycin 10% 1ml/10Kg thể trọng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) [4] cho biết: dùng một số bài thuốc nam trong việc điều trị bệnh viêm tử cung cho kết quả tốt.
Bài 1:
- Nước sắc vỏ xoan.
- Lá bạch đàn đồng nữ: 500g. - Muối ăn: 50g.
- Nước sạch: 3000ml.
Các nguyên liệu trên cho vào ấm đun sôi trong 30 phút, chắt lấy nước để nguội rồi dùng nước đó thụt rửa tử cung, âm đạo bị viêm ngày 1 lần, rửa liên tục trong 7 đến 10 ngày.
Bài 2:
Nếu tử cung, âm đạo bị viêm nặng, có mùi hôi thối, dịch viêm nhiều có thể dùng 50g tỏi ta bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn cho vào 500ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc ra lấy nước bơm vào tử cung, âm đạo 1 lần/ngày, dùng liên tục tử 3 đến 5 ngày.
Bài 3:
Vỏ rễ cây dâm bụt rửa sạch tráng qua nước muối loãng cho thêm nước đun sôi rồi chắt lấy nước để rửa tử cung, âm đạo cho lợn, sau khi thụt rửa tiến hành lau khô, sạch, mỗi ngày nên rửa 2 lần.